Mỹ hiểu nhầm, Nga vẫn là Nga

Phương Tây không tấn công Nga chẳng qua vì không thể và không dám. Nếu không có đủ sức mạnh, có lẽ Nga đã chung số phận với Nam Tư, Iraq, Libya!

Nga không còn nguy hiểm?

Trung tâm Nghiên cứu RAND (Mỹ) mới đây công bố một báo cáo có tựa đề “Những nhân tố cần thiết để ngăn chặn một cách hiệu quả sự xâm lược giữa các quốc gia”, trong đó chương 4 của báo cáo đề cập đến việc “ngăn chặn Nga tại khu vực Baltic”.

Các chuyên gia Mỹ thừa nhận rằng khả năng Nga xâm lược các nước Baltic bằng vũ lực là rất thấp, điều này trái ngược hoàn toàn với dự báo trước đây cũng của chính RAND đưa ra. Báo cáo lần này của RAND đánh giá tình hình ít nguy hiểm hơn đối với khu vực Baltic.

Theo các nhà phân tích của RAND, Nga không coi các quốc gia Baltic là một khu vực quan trọng chiến lược. Vì vậy, dù mong muốn thay đổi cán cân sức mạnh tại châu Âu theo hướng có lợi cho Nga thì Moscow cũng không nghĩ tới “việc xâm lược các quốc gia Baltic và coi đó là công cụ để đạt được mục tiêu này (thay đổi cán cân sức mạnh)”.

my hieu nham nga van la nga
Xe tăng và xe bọc thép của Mỹ diễu hành ngay tại Narva (Estonia), cách biên giới Nga chỉ vài km

Các chuyên gia Mỹ không tìm ra được bất cứ bằng chứng hay dấu hiệu nào chứng tỏ Nga đang chuẩn bị cho những hành động xâm lược Estonia, Latvia, Lithuania hoặc việc Nga tăng cường quân đội ở các khu vực biên giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ nhận định rằng Nga sẽ có những hành động “gây hấn” hơn đối với các nước Baltic nếu các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trên lãnh thổ của các nước này.

Cách đây 2 năm, RAND đã đưa ra một giả thuyết rằng các lực lượng vũ trang Nga chỉ cần khoảng 60 giờ là có thể chiếm đóng được các quốc gia Baltic, và các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không có đủ thời gian để trợ giúp Estonia, Latvia và Lithuania. Đây được coi là cái cớ để Mỹ cùng NATO triển khai 4 đơn vị chiến đấu đa quốc gia quy mô tiểu đoàn trên lãnh thổ các nước Baltic.

Câu hỏi là tại sao RAND lại đưa ra kết luận quay ngoắt 180 độ như hiện nay? Phải chăng Mỹ cũng như NATO không muốn bận tâm đến các quốc gia Baltic, không muốn bị xao nhãng bởi những quốc gia không quan trọng đối với Nga?

Khuyến cáo đầu tiên mà các nhà phân tích của RAND đưa ra trong báo cáo là “đánh giá động cơ của những kẻ xâm lược tiềm tàng và giảm bớt những quan ngại về an ninh. Tại châu Âu, điều này có thể bao gồm việc tránh triển khai những hệ thống gây khiêu khích nhất của Mỹ ở trong hoặc gần Đông Âu, làm suy yếu lực lượng của Nga và các nước Baltic, đồng thời bắt đầu thảo luận về một hiệp ước thay thế Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE)".

my hieu nham nga van la nga
Vũ khí Nga khai hỏa trong một cuộc tập trận Zapad (phương Tây)

Trong trường hợp xuất hiện sự khiêu khích về mặt quân sự tại Biển Baltic, tương tự như vụ việc đã xảy ra tại Eo biển Kerch, NATO, Mỹ hoặc EU thậm chí sẽ không cung cấp cho các quốc gia Baltic sự hỗ trợ tích cực về mặt ngoại giao, chứ đừng nói đến sự hỗ trợ quân sự khẩn cấp.

Những đánh giá của RAND dường như nhằm ngăn chặn khả năng Mỹ sẽ triển khai tên lửa ở châu Âu sau khi quyết định rút khỏi Hiệp ước các lực lượng tên lửa tầm trung (INF). Điều này có thể kích động Nga và kéo theo nhiều hậu quả khó lường.

Nga vẫn là Nga!

Đánh giá về mối quan hệ giữa Nga và phương Tây hiện nay, nhà nghiên cứu Keir Giles tại Chatham House nhận định mối quan hệ này đang trải qua những giai đoạn mà người ta hoàn toàn có thể dự đoán trước: phấn khích, thực dụng, vỡ mộng, khủng hoảng, và cuối cùng là tái thiết. Điều này từng đúng trong thời

Cuộc khủng hoảng hiện nay, bắt đầu từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và bị cáo buộc có vai trò trong cuộc chiến ư tại miền Đông Ukraine, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhà phân tích này cho rằng với việc hai bên chưa hề tính đến việc cải thiện quan hệ, thậm chí còn không ngừng chỉ trích và tìm cách trừng phạt lẫn nhau, mối quan hệ Mỹ-Nga nhiều khả năng sẽ tiếp tục chìm trong khủng hoảng ở tương lai gần.

Lật lại quá khứ, mối quan hệ giữa hai bên gặp nhiều sóng gió chủ yếu do mất lòng tin lẫn nhau. Điển hình là cuộc xâm lược năm 1999 mà NATO tiến hành tại Kosovo. Đây được cho là nguyên nhân chính thức đẩy mối quan hệ Nga-phương Tây rơi vào khủng hoảng.

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và đề xuất của Putin về việc hỗ trợ Mỹ đã tạo ra những tiền đề nhất định cho việc tái thiết mối quan hệ hậu Xôviết. Giai đoạn “phấn khích” trong mối quan hệ này được đánh dấu bằng bài phát biểu của Tổng thống George W. Bush rằng ông đã nhìn vào mắt Putin và “nhận thấy rằng ông ấy là người thẳng thắn và đáng tin”.

Sau một giai đoạn hợp tác đầy thực dụng trong cuộc chiến tại Afghanistan, mọi chuyện dần xấu đi. Chiến tranh Iraq năm 2003, chiến dịch bành trướng tại các nước cộng hòa vùng Baltic hậu Xôviết vào năm 2004 của NATO cùng “những cuộc cách mạng màu” tại Gruzia và Ukraine đều đã khiến Nga vỡ mộng.

my hieu nham nga van la nga
Binh sĩ Mỹ đồn trú tại Đức

Tâm lý này được công khai trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007 của Tổng thống Putin, mạnh mẽ chỉ trích điều mà ông cho là một nước Mỹ hoàn toàn mất kiểm soát.

Chưa đầy 18 tháng sau bài phát biểu nói trên, mối quan hệ Mỹ-Nga một lần nữa rơi vào khủng hoảng, và lần này là vì cuộc chiến Gruzia vào tháng 8/2008.

Việc Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ đã đem đến cơ hội khác để hai bên tái thiết quan hệ. Điều này đã đặt nền tảng cho hai bên ký kết Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START), nhất trí về việc sử dụng lãnh thổ Nga để cung cấp hậu cần cho lực lượng Mỹ tại Afghanistan, củng cố cơ chế trừng phạt đối với Iran và tạo điều kiện để Nga tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

my hieu nham nga van la nga
Máy bay MiG-31 mang theo tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga

Tuy nhiên, mâu thuẫn về kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu đã khiến mối quan hệ trở nên xấu đi và khủng hoảng bùng lên sau khi Nga sáp nhập Crimea đầu năm 2014 và bị cáo buộc dính líu tới lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine. Từ thời điểm đó tới nay, mối quan hệ Nga-Mỹ nói riêng và Nga-phương Tây nói chung tiếp tục xuống dốc.

Những phân tích của giới phân tích phương Tây chủ yếu đổ lỗi cho Nga trong việc khiến mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng. Nếu có thừa nhận sai lầm thì phương Tây cũng tìm đủ mọi lý do và cuối cùng bên có lỗi vẫn là Nga. Ví dụ như việc mở rộng NATO về hướng Đông, việc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa (nhưng cũng có khả năng tấn công) ở châu Âu, sử dụng ngôn ngữ ngoại giao kẻ cả, tối hậu thư và luôn luôn dùng đòn trừng phạt hội đồng...

Mỹ và NATO không thể thay đổi quan điểm nhất quán của Nga về chính sách đối ngoại cũng như không tấn công Nga chẳng qua vì không thể và không dám làm như vậy. Không có đủ sức mạnh, có lẽ Nga đã đi chung một con đường với Nam Tư, Iraq hay Libya!

Phát biểu tại cuộc họp Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/12, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, các vũ khí tối tân của Moscow nhằm đảm bảo an ninh Nga trong những thập niên tới sẽ buộc những nước quen khoa trương theo chủ nghĩa quân phiệt phải suy nghĩ.

my hieu nham nga van la nga
Tên lửa Iskander-M của Nga

Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga “đã đạt được đột phá lớn trong việc phát triển các vũ khí tối tân và vô song, tôi đã đề cập điều này trong bài phát biểu tại Quốc hội Liên bang ngày 1/3/2018. Tôi hy vọng các hệ thống mới nhất của chúng ta sẽ khiến những nước quen lối khoa trương gây hấn và quân phiệt phải suy nghĩ".

Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng việc sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard đã được khởi động và các vụ thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa tối tân Sarmat đã được thực hiện. Kinzhal, vũ khí siêu thanh chính xác cao được phóng từ trên không, đã được đưa vào trực chiến thành công trong khi hệ thống laser tác chiến Peresvet cũng đã đi vào hoạt động.

Ông nêu rõ, những vũ khí này tăng cường đáng kể tiềm lực của lục quân và hải quân Nga, do đó đảm bảo chắc chắn cho an ninh Nga trong những thập niên tới, cũng như củng cố cán cân sức mạnh và sự ổn định toàn cầu.

Bảo Minh

my hieu nham nga van la nga Nga sắp biên chế tổ hợp tên lửa S-350 đầu tiên

Tên lửa S-350 được Nga chế tạo nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân vũ trụ, thay thế các giàn S-300 đời đầu đã ...

my hieu nham nga van la nga Tên lửa siêu vượt âm Nga được Putin khen \'vô đối\'

Putin cho rằng các nước trên thế giới hiện chưa sản xuất được mẫu vũ khí nào có sức mạnh tương đương Kinzhai và Avangard ...

/ Báo Đất Việt