Hàng chục năm nay, cái tên Phố Tây trở thành thương hiệu du lịch không chỉ của quận 1 mà của cả TPHCM. Được bao quanh bởi 4 tuyến đường, trong đó trung tâm là đường Bùi Viện, nơi này mỗi ngày đón hàng trăm du khách từ khắp các nước đổ về vui chơi, thưởng thức ẩm thực, khám phá văn hóa.
Một ngày đầu tháng 11, chúng tôi đến phố đi bộ Bùi Viện trong vai là một vị khách. Trời vừa nhá nhem tối, phố đi bộ đã lên đèn sáng trưng, hàng nghìn người bắt đầu lấp kín các quán bia, quầy bar. Cách đây khoảng chục năm, đường Bùi Viện hầu như chỉ dành cho khách nước ngoài do giá cả đồ ăn thức uống khá cao nhưng giờ thì khác, ở một số quán, lượng khách là người Việt lấn át hẳn số khách người nước ngoài. |
Gần đây, đường Bùi Viện được nâng cấp thành phố đi bộ thứ 2 ở TPHCM nên lượng du khách đến đây càng đông, nhất là vào dịp cuối tuần. Đất lành chim đậu, nơi đây tập trung hàng trăm người tìm đến mưu sinh, kiếm sống bằng đủ nghề. Trong số đó, có nhiều người chọn nghề mưu sinh bằng cách phun lửa, nuốt dao lam.
Hàng đêm, phố Tây lại xuất hiện hàng trăm người đến đây để mưu sinh. Người thì bán trứng vịt, kẻ bán thuốc lá, những cụ bà thì bán từng bịch đậu phộng, trái cây gọt sẵn... để mưu sinh. Kể từ khi chính quyền quận 1 ra quân để dẹp bớt nạn lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán thì phố đi bộ Bùi Viện trở thành “thiên đường” cho những người này vì vào đây họ có thể thoải mái buôn bán vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật - lúc đường Bùi Viện được phong tỏa để du khách thoải mái vui chơi.
Không biết từ bao giờ, nghề nuốt lửa, nhai dao lam được người ta chọn làm nghề để mưu sinh trên mảnh đất Sài Gòn này. Có người cho rằng, những màn trình diễn này xuất phát từ những gánh siếc, Sơn Đông mãi võ ngày xưa, giờ lưu truyền lại. Tuy nhiên, dù xuất phát từ đâu thì để có thể trình diễn thuần thục màn nuốt lửa không hề đơn giản, phải mất cả năm trời khổ luyện mới có thể thành công, mang kỹ năng đó để đi kiếm sống.
Trong ảnh là một thanh niên đang mưu sinh bằng nghề nuốt lửa, dao lam trên đường Bùi Viện. Công việc của anh là trình diễn màn nuốt lửa và nhai nát một con dao lam. Để thu hút sự chú ý của khách, trước khi trình diễn, anh thường hô lớn một hoặc vài tiếng, khi nào thấy nhiều người chú ý vào mình thì anh mới trình diễn.
Sau màn trình diễn, việc uống nước để nhổ sạch những mảnh vỡ của dao làm và mùi dầu trong miệng là điều bắt buộc. Sau thao tác này, người trình diễn cầm theo một ống bơ hoặc chiếc nón ngả màu để những người thưởng lãm cho chút tiền gọi là ủng hộ. Thông thường người ta chỉ cho vài nghìn tiền lẻ, nhưng gặp khách sộp thì khá hơn nhiều, có khi được vài chục nghìn. Ở phố đi bộ Bùi Viện, có rất nhiều người chọn nghề nuốt lửa, nhai dao lam để mưu sinh. Một số người buôn bán trên đường này cho biết, ngoài thanh niên này còn có nhiều nhóm khác ở quận 4 cũng thường xuyên sang đây. Họ đi có tổ chức, thường khoảng 3 người, trong đó 2 người biểu diễn, một người phụ trách âm nhạc, bán kẹo kéo, xem rất chuyên nghiệp.
‘Thợ sửa xe’ 12 tuổi và ước mơ dành tiền đến trường, \'hư gì cũng sửa được\'
12 tuổi, Hữu Bằng đã sửa xe thoăn thoắt như một người thợ lành nghề. Nhìn vẻ lanh lợi, đặc biệt là nụ cười tươi ... |
Kinh hãi với nghề mua bán \'thần chết\'
Có lẽ không nơi nào vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh nhiều như ở Quảng Trị. Vì mưu sinh, hàng chục năm ... |
https://laodong.vn/ban-doc/muu-sinh-bang-lua-tren-pho-tay-bui-vien-576374.ldo