Mốt sang Tây đi học: Có giời mới hiểu!

Với chi phí hàng tỷ đồng nhiều người đầu tư đi du học,thực tế để gỡ gạc khoản chi này theo đúng chuyên môn họ có thể mất hàng chục năm trời.

Việc đầu tư cho con đi du học hiện nay đang trở thành một xu thế mà nhiều bậc phụ huynh, gia đình hướng đến. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số cựu du học sinh, để gỡ gạc chi phí chiếc bằng ngoại trong tay với mức lương công chức thì nhiều người phải làm tới "mùa quýt".

Anh Lê Quốc Anh là con một của gia đình thương gia tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa, công việc làm ăn khá thuận lợi nên gia đình anh không ngại ngần đầu tư cho con đi du học.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Quốc Anh đã xin phép bố mẹ lựa chọn sang Nhật và theo học Công nghệ tại trường Tokyo (tại Tokyo). Tốt nghiệp năm 2016, không xin được việc tại Nhật nên anh về nước.

Tuy nhiên, khi đã có tấm bằng du học trong tay vấn đề xin việc cũng không phải dễ dàng. Anh nộp hồ sơ xin việc ở nhiều công ty. Nhưng nơi thì từ chối vì đòi hỏi kinh nghiệm, nơi thì chả lương thấp nên khiến anh Quốc Anh chán nản.

mot sang tay di hoc co gioi moi hieu

Ảnh minh họa

Đến năm 2017, anh cũng đã đi làm cho một Công ty tư nhân với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, do cảm thấy không có cơ hội phát triển anh quyết định về mở cây xăng và trực tiếp quản lý cho tới nay.

Anh Quốc Anh cho hay: "Mặc dù đi học về sau đó đi làm một công việc trái ngành nghề cũng cảm thấy tấm bằng bị lãng phí. Tuy nhiên, nếu cứ bám theo chuyên môn mà hưởng mức lương \'ba cọc ba đồng\' thì không biết bao giờ mới gõ gạc được chi phí mình đã bỏ ra".

Chia sẻ rõ hơn về mức học phí cũng như chi tiêu trong hơn 4 năm học tập và sinh sống tại đất nước xứ sở hoa anh đào, anh Quốc Anh cho biết anh phải đóng hơn 200 triệu đồng/năm. Còn chi phí sinh hoạt ước khoảng 25 triệu đồng/tháng. Như vậy tổng chi phí mà gia đình anh đã bỏ ra khoảng 2 tỷ đồng.

Anh Quốc Anh nhận xét có sự chênh lệch về mức đầu tư cũng như khoản thu nhập khi về Việt Nam. Nhưng anh cho rằng nếu không phải chịu áp lực về kinh tế thì đi du học cũng là một trải nghiệm, mở mang đầu óc.

Khác với anh Quốc Anh, anh Nguyễn Phúc Hưng (quê Thái Bình) lại nhận được xuất học bổng đi du học tại khoa Báo chí truyền hình tại trường Đại học Tổng hợp kỹ thuật Ulyanovsk. Do đó anh nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước trong khoản học phí và một phần chi tiêu sinh hoạt hằng tháng.

Theo anh Hưng, nếu như không nhận được khoản hỗ trợ đó, anh sẽ phải đóng 30 triệu đồng/năm tiền học phí. Ngoài ra khoản chi tiêu hằng tháng sẽ phụ thuộc vào từng người, nhưng với bản thân anh số tiền đó du di trong khoảng 10-11 triệu đồng/tháng.

Vì vậy, để tiết kiệm tiền cho gia đình, ngoài việc đi học anh Hưng vẫn tìm kiếm các công việc gia sư vào buổi tối.

"Tính ra, trong thời gian học gần 6 năm tại Nga cũng ngốn hơn tỷ đồng. May mà có khoản hỗ trợ của Nhà nước không thì gia đình mình cũng không đủ điều kiện để theo học", anh Hưng cười.

Khi về nước anh Hưng may mắn được nhận vào làm tại một trường quân đội tại Hà Nội. Vì lý do ngành nghề anh từ chối tiết lộ khoản thu nhập của mình.

Anh Hưng chia sẻ: "Nếu đi du học về để làm một công chức bình thường thì khó bù lại khoản phí du học đó. Theo mình mục đích của nhiều người đi du học là tìm được những công việc phù hợp, không nói là tốt nhưng có thu nhập ổn định".

Cũng theo anh, cũng có nhiều người bạn cùng khóa du học đã trở về và từ bỏ công việc liên quan đến ngành nghề mà lựa chọn công việc kinh doanh hay các lĩnh vực không liên quan.

"Điều này cũng dễ hiểu, giờ độp phát có công việc ổn định, lương cao mà không vất vả lắm, không phạm pháp thì họ làm, chê công việc cũ. Đôi khi cái danh không quan trọng bằng kinh tế", anh Hưng cười.

Còn vị Trịnh Vân Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) lại được bố mẹ mạnh tay đầu tư cho sang Pháp du học hơn 7 năm. Hết học Đại học chị lại được bố mẹ động viên học lên thạc sĩ. Cả chi phí chi tiêu sinh hoạt hằng thắng của chị trong quãng thời gian đó cũng ngốn của gia đình chị gần 5 tỷ đồng.

Khi đi học về chị cũng nhanh chóng tìm được công việc đúng chuyên ngành quản trị kinh doanh. Cô gái tiết lộ mức thu nhập của mình hiện nay cũng trong khoảng 20 triệu đồng/tháng, so với nhiều nơi thì đó cũng không phải khoản nhỏ.

"Thu nhập đủ khoản chi tiêu hàng tháng, còn du di bỏ tiết kiệm chắc với mình cũng hơi khó. Với mức thu nhập đó cũng tạm ổn khi mình chưa có gia đình và có nhà ở Hà Nội. Nhưng rõ ràng là để gỡ gạc lại số vốn đầu tư du học thì chắc phải hơn chục năm không ăn tiêu", chị Vân Anh cười.

mot sang tay di hoc co gioi moi hieu Bộ trưởng Giáo dục: Mỗi năm người Việt chi 4 tỷ USD đi du học

Ông Phùng Xuân Nhạ cho hay số lượng người Việt Nam đi du học mỗi năm rất lớn, số chi vào khoảng từ 3 tỷ ...

mot sang tay di hoc co gioi moi hieu Nữ du học sinh Việt ở Nhật bị tố bùng tiền, biến nhà trọ thành bãi rác

Gương mặt xinh đẹp, quần áo "lụa là thơm phức", song một nữ du học sinh Việt bị chủ nhà tố bùng tiền thuê trọ, ...

/ Đất Việt