Hàng tỷ USD đã được người Việt bỏ ra mỗi năm để du học, chữa bệnh...
Theo Viện Giáo dục Quốc tế - một bộ phận của Bộ Giáo dục Hàn Quốc - trong năm 2017 có tới 15.000 sinh viên nước ngoài đến từ Việt Nam. Con số này gấp 3 lần so với thống kê hồi năm 2015.
Tính tới tháng 4 năm nay, các trường đại học tại Hàn Quốc ghi nhận có 142.205 sinh viên quốc tế, tăng 14,8% so với năm 2017. Nhiều nhất vẫn là sinh viên Trung Quốc với 68.256 người, chiếm 48,2% tổng số sinh viên nước ngoài.
Việt Nam có số sinh viên nước ngoài đông thứ 2 sau Trung Quốc, hiện có 27.061 người, chiếm 19% tổng số sinh viên nước ngoài. Theo hãng thông tấn Yonhap dự báo thì số sinh viên Việt Nam dự kiến sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2020.
Ngoài các nước châu Á, sinh viên Việt Nam cũng đang gia tăng ở Mỹ. Trong năm học 2016-2017, Việt Nam xếp hạng thứ 6 trong các nước có sinh viên nước ngoài theo học tại Mỹ, theo báo Sài Gòn Giải Phóng.
Đại học Quốc gia Seoul
Vào giữa năm nay, trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-DT Phùng Xuân Nhạ cho biết người Việt Nam dành gần 3 - 4 tỷ USD hàng năm để gửi con đi du học nước ngoài.
Theo ông Nhạ, việc đưa con em đi học nước ngoài không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn là vấn đề văn hoá. Đây là xu hướng chung của thế giới. Các nước đang phát triển thường gửi con em mình đến các nước phát triển để nhận được điều kiện đào tạo tốt hơn.
Không chỉ đổ tiền để du học, người Việt cũng chỉ cả tỷ USD mỗi năm để ra nước ngoài khám chữa bệnh.
Theo thông tin ông Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền máu - Huyết học TP.HCM, cho biết trên báo Thanh niên, chi phí điều trị ở nước ngoài rất đắt đỏ, một ca ghép tủy tự thân ở Việt Nam khoảng từ 8.000 - 15.000 USD, trong khi chi phí ở Singapore thì gấp 10 lần, Đài Loan khoảng 5 lần. Nhưng tất cả các nước đều sử dụng cùng một phác đồ điều trị chung.
Chi phí đắt đỏ là vậy nhưng điều đó không ngăn được người Việt đổ tiền ra nước ngoài khám chữa bệnh.
Theo thống kê của Văn phòng đại diện BV Singapore và Thái Lan tại Hà Nội, những năm qua các nhóm bệnh người Việt Nam thường đi ra nước ngoài chữa trị là ung thư, tim mạch, cơ xương khớp, ghép gan, ghép thận, chấn thương thể thao, dịch vụ về sinh sản... Ở nước ngoài, ghép gan, thận đắt hơn gấp đôi tổng chi phí tại BV Việt Đức, trong khi ghép gan, thận trong nước đã được quỹ BHYT chi trả một phần.
Giải thích về thực trạng này, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, do cơ sở vật chất, dịch vụ y tế trong nước không đáp ứng được nhu cầu người bệnh.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Đại học Y Dược TP.HCM, nhận xét, nhiều bệnh nhân không tin vào nền y học nước nhà, trong khi những năm gần đây, y học Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể.
Trong một số lĩnh vực, lúc đầu các BV ở Việt Nam phải đi học ở nước ngoài, về sau do làm nhiều, kinh nghiệm nhiều nên các BV Việt Nam đã có những thành công đáng kể mà các bác sĩ ở các nước khác phải đến học.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp tâm lý sính ngoại, khá nhiều bệnh nhân hay thân nhân bệnh nhân đã dùng những kết quả khám bệnh ở nước ngoài để phán xét các thầy thuốc trong nước, đánh giá thấp nền y tế Việt Nam. Theo ông Nam, điều này chưa chính xác.
Xuất ngoại khảo sát buýt nhanh BRT: Cách báo cáo "lạ" vì...
Nếu các chuyến đi nước ngoài được tổ chức thực hiện với đúng đối tượng, đúng mục tiêu, đối tác lại chân thành thì sẽ ... |
Quan hưu rồi vẫn ‘xuất ngoại học hỏi’
Điều lạ lùng là đã có chế tài về chuyện xuất ngoại học hỏi của cán bộ, xem ra rất chặt chẽ nhưng không hiểu ... |