Anh Võ Quốc Bình (TP.HCM) - người từng viết đơn gửi Chính phủ yêu cầu giải tán Hội phụ huynh - đặt ra vấn đề một cách thẳng thắn: Miễn học phí rồi liệu có “đẻ” ra một đống phí con khác trong trường học như kiểu thay đổi tên gọi, hình thức thu không?
Anh Võ Quốc Bình (TP.HCM) - người từng viết đơn gửi Chính phủ yêu cầu giải tán Hội phụ huynh - đặt ra vấn đề một cách thẳng thắn: Miễn học phí rồi liệu có “đẻ” ra một đống phí con khác trong trường học như kiểu thay đổi tên gọi, hình thức thu không?
Tưởng chừng Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục hiện hành đề xuất miễn giảm học phí cấp THCS sẽ khiến phụ huynh vui mừng thì phản ứng ngược lại của nhiều phụ huynh là tỏ ra lo lắng bởi sợ sẽ “phí mẹ đẻ phí con” hay “mèo lại hoàn mèo”.
Phụ huynh Võ Quốc Bình cho rằng: "Thực hiện đúng theo tinh thần thì tôi rất hoan nghênh và đón nhận. Tuy nhiên, phải xem lại vấn đề ngân sách phân bổ có đảm bảo các trường THCS “tự sống” được hay không?"
“Nếu như không có tính toán kĩ lưỡng và không đủ ngân sách để hoạt động, thêm vào đó là sự không minh bạch, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng tìm mọi cách tận thu, lạm thu. Điều này sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy mà chính phụ huynh "lãnh đủ". Bỏ một khoản thu này để đẻ ra nhiều khoản thu khác là rất bất cập, gây ức chế, phản cảm, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục” - anh Bình lo ngại.
Theo anh Bình, việc miễn, giảm học phí như quy định này thật ra không có ý nghĩa gì nếu tổng chi phí năm học của mỗi học sinh vẫn tăng cao và là gánh nặng cho phụ huynh. Vì vậy, vấn đề chính là cần phải xem xét thấu đáo, cặn kẽ tất cả các khoản thu được phép của nhà trường để cân bằng với chi phí và ngân sách. Mục đích cuối cùng là con số tổng cho mỗi năm học phải thực sự giảm thì mới có ý nghĩa đúng theo chủ trương.
Chung quan điểm, phụ huynh Nguyễn Mai Hương (Phổ Yên, Thái Nguyên) chia sẻ: Là một giáo viên, cũng là một phụ huynh nên tôi hiểu khá rõ về tình hình tài chính của các trường. Ngân sách chi cho giáo dục hiện nay tại nhiều địa phương chủ yếu mới chỉ có thể đáp ứng được việc trả lương cho giáo viên, còn chi cho các hoạt động khác rất thấp. Nếu vừa miễn giảm học phí vừa tăng lương cho giáo viên như trong dự thảo thì đúng là “đẩy các trường đến lạm thu”.
Còn ông N.V.H, lãnh đạo một trường THCS (Quỳnh Phụ, Thái Bình) phân tích: Khi miễn học phí THCS thì cần phải tính đến chuyện cấp ngân sách bù vào đó. Trong khi ngân sách nhà nước ngày càng hạn hẹp, nhu cầu phát triển ngày càng lớn thì đây quả là một bài toán khó.
Theo Bộ GDĐT, nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện Hiến pháp 2013 và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phổ cập giáo dục; căn cứ thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn hiện nay cũng như yêu cầu phát triển nền giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, cần đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phân luồng dự thảo Luật đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh trung học cơ sở trường công lập.
Dự kiến lương giáo viên được xếp cao nhất
Lương của nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, miễn học phí đến cấp THCS... là những ... |
Thầy giáo nhặt rác suốt 10 năm giúp học sinh nghèo đóng học phí
Suốt 10 năm qua, một thầy giáo ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, nhặt đồng nát, bán lấy tiền để giúp học sinh nghèo ... |
https://laodong.vn/giao-duc/mien-hoc-phi-phu-huynh-lo-de-ra-nhieu-phi-con-577832.ldo