Sau hai ngày không ra thăm vườn, anh Nguyễn Huy Toàn (Dương Hà - Gia Lâm - Hà Nội) tá hỏa bởi vườn chuối rộng 3,2ha của mình đột nhiên chín rộ một cách khó hiểu.
Anh Toàn cho biết, 2 ngày mưa, anh không ra thăm vườn, khi ra thăm thì bất ngờ tá hỏa bởi chuối chưa già mà đã chín rộ.
“Cả vườn có khoảng 7000 buồng chuối, đang chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán tới, nhưng giờ thì mất sạch rồi” - anh Toàn chua chát nói.
Được biết, gia đình anh Toàn thuê mảnh đất trên để trồng chuối đã 4 năm qua. Mỗi năm, vườn chuối này cũng cho gia đình anh một khoản thu nhập kha khá.
“Mỗi năm, trừ mọi chi phí cũng cho gia đình lời lãi vài trăm triệu để trang trải cuộc sống gia đình, nuôi con ăn học. Dịp tết Nguyên đán là dịp để lứa chuối này cho thu nhập. Ai dè....” - anh Toàn vừa chặt gom những buồng chuối lại vừa chua chát nói.
Theo anh Toàn, sau khi chuối đã ra buồng, để ngừa ong tiêm, rám.... anh phải dùng túi bóng để buộc trùm lên buồng chuối.
Theo thống kê của chủ nhân, khoảng 2000 buồng chuối đã chín ép một cách khó hiểu.
“Ai đó đã lẻn vào vườn và phun thuốc gây chín ép cho chuối” - anh Toàn nói.
Theo ghi nhận của phóng viên, 2000 buồng chuối tại vườn đã có những quả chín vàng, có những quả chưa chín. Tuy nhiên, các buồng vẫn còn rất non.
Các quả chuối chín đều bị tách vỏ, vỡ toác.
Hiện, trên thị trường một buồng chuối như thế này có giá khoảng 200.000 đồng.
Nhưng vào dịp tết Nguyên đán, chuối sẽ có giá cao hơn rất nhiều.
Toàn bộ hơn 2000 buồng chuối tại vườn nhà anh Toàn chỉ trong 1 đêm đều chín một cách khó hiểu.
Theo kinh nghiệm của những người trồng chuối lâu năm nhận định, những kẻ phá hoại đã dùng một loại thuốc kích thích quả chín ép. Sau đó pha nước vào phun vào buồng chuối.
“Khi phun vào quả, chỉ qua một đêm là quả sẽ chín. Chỗ nào phun đậm quá, sẽ làm quả nứt toác” - một người có kinh nghiệm cho biết.
Theo ước tính của anh Toàn, vườn chuối nhà anh bị chín ép như thế này thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.
“Uất ức nhất là số lượng chuối trên không làm được việc gì khác và phải đổ đi” - anh Toàn nói.
Chuối là loại cây mỗi năm chỉ cho ra buồng một lần, và mỗi khi cho buồng kết trái chín thì cũng đồng nghĩa với việc cây chuối sẽ bị bỏ đi để thay thế bằng lứa cây khác.
Cũng theo lo lắng của anh Toàn, vườn nhà còn 5000 buồng chuối còn lại cả nhà rất lo lắng bởi kẻ gian có thể phá hoại bất cứ lúc nào. “Không phải lúc nào mình cũng có thể ngồi trông được” - anh Toàn chia sẻ.
Nuôi gà an toàn sinh học - nhẹ công, lãi cao Nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi gà an toàn sinh học (ATSH), nhiều nông dân tại các huyện ngoại thành Hà Nội không chỉ ... |
Trồng cây ăn lá, bán loài có hương, nông dân phất lên trông thấy Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên từ lâu nổi tiếng nhất khu vực lòng chảo tỉnh Điện Biên, bởi đó là thủ ... |