Phương Tây đã lên kế hoạch trừng trị Moscow trong thời gian tới vì lo sợ không có cơ hội chiến thắng trước một nước Nga "càng ngày càng mạnh" dưới thời Putin.
Phương Tây đã lên kế hoạch trừng trị Moscow trong thời gian tới vì lo sợ không có cơ hội chiến thắng trước một nước Nga "càng ngày càng mạnh" dưới thời Putin.
Chiến thắng của Tổng thống Putin khiến phương Tây phải lo lắng trong 6 năm tới.
Những chỉ trích xoay quanh cuộc bầu cử Tổng thống Nga của báo chí phương Tây đã phản ánh sự hiểu biết nghèo nàn về thực tế nước Nga và tâm lý Nga, tờ Pravda khẳng định trong một bài viết gần đây.
Các nhà báo phương Tây có thể dùng những thông tin đó để làm sai lệch suy nghĩ của người dân ở đất nước họ, nhưng rõ ràng chiến thắng cuối cùng của Tổng thống Vladimir Putin đã cho thấy một điều: Phương Tây không thể hoàn thành mục tiêu tiêu diệt hoặc làm biến đổi nước Nga.
Tờ Pravda cho rằng, chính những công kích vô lý nhắm vào cuộc bầu cử Tổng thống Nga vừa qua đã cho thấy nỗi sợ hãi sâu sắc của phương Tây trước chiến thắng mới của ông Putin.
Nổi bật nhất trong tất cả các bài báo chỉ trích Tổng thống Putin là nói về quyền lực kéo dài của nhà lãnh đạo này mà các nước phương Tây cho rằng đó là một biểu hiện “không dân chủ”.
Sự khẳng định này có thể gây ấn tượng với độc giả phương Tây khi ngầm vẽ ra sự so sánh giữa ông với các nhân vật độc tài cai trị lâu năm khác như Mussolini, Salazar, Franco…
Tuy nhiên tờ Pravda chỉ ra rằng, các tờ báo phương Tây đã “lập lờ đánh lận con đen” khi một mặt các nhân vật trên bị coi là độc tài khi giết hại quá nhiều người dân, trong khi ông Putin lại là một chính trị gia đã giúp Nga khôi phục lại vị thế của một cường quốc kể từ sau thời kỳ Liên Xô sụp đổ.
Đối với thời gian nắm quyền kéo dài, đây không phải là điều quá hiếm hoi ở các nước châu Âu có tiếng là dân chủ. Ví dụ như Đức, nơi mà Thủ tướng Angela Merkel đã được bầu trong suốt 20 năm qua.
“Chính những người dân Nga đã bầu cho ông Putin, vậy tại sao chiến thắng của ông lại không được gọi là dân chủ?”, cây bút Lyuba Lulko của tờ Pravda đặt câu hỏi so sánh.
Điều thứ hai phương Tây công kích về cuộc bầu cử Tổng thống Nga là đề cập đến nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny.
"Đối thủ chính của ông Putin là lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny đã bị cấm tham dự cuộc đua vì một lý do mang động cơ chính trị", FoxNews cho biết.
Tổng thống Putin đã đáp trả một cách thẳng thắn: "Điều này cho thấy chính quyền Mỹ có vẻ quan tâm đến nhà lãnh đạo của các nước khác”.
“Chính cách họ nói cũng đủ thấy rằng họ muốn ai lên làm lãnh đạo. Trong trường hợp này, họ đã thua rồi và tốt nhất nên giữ im lặng", ông Putin phát biểu tại một cuộc họp hồi tháng Một
Thứ ba, các nhà báo phương Tây nói rằng các nhà chức trách Nga đã sử dụng quyền lực để kêu gọi các cơ quan hành chính bầu cho ông Putin.
FoxNews dẫn lời kể của một phụ nữ 20 tuổi có tên là Daria Suslina và Thị trưởng Yekaterinburg Yevgeny Roizman, những người được cho là rất sợ "áp lực".
"Họ sử dụng tất cả mọi nơi, trường học, nhà trẻ, bệnh viện…”, một chính khách đối lập có tên Roizman nói với FoxNews.
Theo tờ Pravda, vấn đề ở đây là việc Nga kêu gọi các cơ quan hành chính nên đi bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân của mình, không có chuyện tất cả đều phải bầu cho ông Putin và đây là hai điều hoàn toàn khác nhau.
Thứ tư, các nhà báo phương Tây đã nêu quan điểm rằng lý do người dân muốn ông Putin chiến thắng là để phục vụ mục đích của người Nga trong việc hất cẳng phương Tây ở Syria, ở Ukraine và nhiều nơi khác.
Hơn nữa, các nhà báo phương Tây khẳng định rằng đây là động thái phá hoại “ý đồ hữu hảo của phương Tây” trong việc “cải thiện dân chủ ở những quốc gia xấu!?”
Cuối cùng, cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga đã tiếp tục thuyết phục Mỹ và châu Âu rằng họ không được lùi bước trước một quốc gia “tồi tệ” như Nga.
Trong khi đó, kênh truyền hình ABC của Australia lại tin rằng Nga sử dụng rất nhiều công cụ ẩn và tình báo để làm những điều mờ ám.
"Nếu phương Tây thực sự chấm dứt sự kiên nhẫn với Nga, điều này sẽ giúp ông Putin trong sáu năm tới làm Tổng thống một cách thoải mái hơn", kênh ABC lên tiếng.
Robert Kuttner từ tờ Huffington Post cũng mở rộng ý tưởng này khi đề nghị cách ly Nga khỏi hệ thống ngân hàng, cấm người Nga mua bất động sản và hạn chế nhập cảnh vào các nước phương Tây.
Nhà báo kiêm chính trị gia người Italia Giulietto Chiesa nói với Pravda.Ru rằng, tất cả các nỗ lực gây áp lực lên Nga đều thất bại, bởi vì cuộc bầu cử cho thấy sự đồng lòng của người Nga xung quanh Tổng thống của họ.
Tuy nhiên những lời lẽ mỉa mai, công kích của báo chí phương Tây sẽ không dừng lại trong thời gian tới.
"Phương Tây tin rằng Nga cần phải bị trừng trị vì xâm phạm đến lợi ích của họ. Họ đã lên kế hoạch trong thời gian tới vì sợ Nga sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ và sợ không có cách nào để giành chiến thắng", Chiesa nói.
"Đòn ngầm" của phương Tây góp phần làm nên chiến thắng của Tổng thống Putin?
Tổng thống Putin có thể sẽ phải cảm ơn chính sách gây mất ổn định và phá hoại của phương Tây, bởi chính nó đã ... |
Ông Putin nói gì khi được hỏi có tiếp tục tranh cử Tổng thống vào năm 2030?
Khi được hỏi về khả năng quay trở lại tranh cử Tổng thống Nga năm 2030 hay nghỉ hưu - Tổng thống Putin đã có ... |
Nhà tiên tri Vanga từng dự đoán về Tổng thống Putin từ 40 năm trước?
Năm 1979, nhà tiên tri mù Vanga bất ngờ nói về "vinh quang của Vladimir, vinh quang của nước Nga" và nước Nga sẽ "thống ... |
Tổng thống Putin sẽ làm gì sau chiến thắng bầu cử vang dội?
Quan hệ với phương Tây xấu đi, Nga có tìm đến Trung quốc? Khi nào chiến dịch Syria kết thúc? Ai sẽ kế nhiệm ông ... |
18 năm lãnh đạo nước Nga và làm thay đổi thế giới của ông Putin
Trên bình diện quốc tế, Nga âm thầm trỗi dậy nhằm khôi phục địa vị siêu cường. Trong nước, tỷ lệ ủng hộ của người ... |
7 phát ngôn thể hiện \'tinh thần thép\' đáng suy ngẫm của Tổng thống Putin
Trong 18 năm nắm giữ trọng trách là người dẫn dắt nước Nga cả trong vai trò Tổng thống lẫn Thủ tướng, ông Putin luôn ... |
Tổng thống Putin: Táo bạo, mạnh mẽ và niềm tự hào của người Nga
Nhà phân tích Fareed Zakaria của CNN gọi Putin là người đàn ông quyền lực nhất thế giới. Từ cậu bé nghèo ở St. Petersburg, ... |