“Ly dị” môn Văn: Bỏ thi Văn, học sinh hò reo hơn bỏ Sử?

Nếu giả sử môn Ngữ văn không phải là môn học bắt buộc, điều gì sẽ xảy ra? Liệu số phận của nó có như môn Lịch sử - học sinh từng vui mừng, hò reo khi sẽ không phải thi môn này?

Nếu giả sử môn Ngữ văn không phải là môn học bắt buộc, điều gì sẽ xảy ra? Liệu số phận của nó có như môn Lịch sử - học sinh từng vui mừng, hò reo khi sẽ không phải thi môn này?

TS Chu Văn Sơn (Đại học Sư phạm Hà Nội) dự đoán: “Giả định nếu bỏ thi môn Văn, có thể học sinh còn hò reo hơn thế”.

Yêu văn học, chỉ chán học Văn trong nhà trường

PV Lao Động làm một cuộc khảo sát nhỏ, hỏi khoảng 20 học sinh với cùng một câu hỏi: “Em có thích môn Văn không?”. Câu trả lời là: “Em rất thích văn học, thích đọc tác phẩm văn học, nhưng không thích môn Văn trong nhà trường”.

Vì sao? “Vì đọc truyện, tiểu thuyết em được sống trong cảm xúc của nhân vật, hiểu câu chuyện của nhân vật theo cách của mình” – Thu Thảo (Trường THPT Đào Duy Từ- Hà Nội) chia sẻ.

Đa phần học sinh mong muốn bỏ cách dạy và học Văn theo kiểu đọc-chép, thích thú với cách ra đề Văn mở. Ảnh: Hải Nguyễn.

Dư luận từng lên án kiểu dạy và học theo văn mẫu, theo sách giáo khoa, học sinh học thuộc lòng để trả bài. Trong một cuộc hội thảo bàn về cách dạy và học Văn trong trường phổ thông, TS Chu Văn Sơn (giảng viên khoa Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội) bi quan: Một thực tế đáng buồn là học sinh không phải chán văn nói chung mà chỉ chán Văn trong nhà trường. Vì kiến thức quá hàn lâm, phương pháp dạy nặng về “nhồi nhét” kiến thức. Học sinh học vì đây là môn bắt buộc phải thi trong các kỳ thi quan trọng. Chứ nếu bỏ thi Văn, học sinh sẽ rất mừng.

Trước sự việc nữ du học sinh viết đơn “ly dị” môn Văn, vì cách dạy - học, kiến thức môn Văn chưa sát thực tế và được không ít người đồng tình, TS Chu Văn Sơn vẫn giữ quan điểm: “Môn Văn trong nhà trường đang bị làm hỏng nhiều quá rồi, giờ phải làm lại, theo hướng thiết thực hơn”.

Theo TS Sơn, khi xem Văn là khoa học xã hội thì giáo viên chỉ tập trung “nhồi” kiến thức. Việc này cần điều chỉnh bằng cách xem đây là môn công cụ có tính nhân văn.

Điều quan trọng nhất là giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Bởi học sinh chán Văn, cũng như các môn xã hội là do phương pháp của thầy cô chưa truyền được lửa cho các em, vẫn thiên về đọc-chép.

Nên giảm bớt kiến thức hàn lâm

Đây là điều không chỉ học sinh mà giáo viên dạy Văn đều mong mỏi. Trong sách giáo khoa hiện hành, nhiều kiến thức văn học quá xa với thời kỳ mà học sinh đang sống, nên các em không mấy hứng thú khi học.

“Trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay đang có nhiều tác phẩm thơ Đường, văn học Trung đại rất khó học và khó nhớ. Bộ GDĐT nên xen kẽ vào những tác phẩm văn học hiện đại, phù hợp với lứa tuổi, tâm lý học sinh hơn” - cô Trần Thị Thủy, giáo viên môn Ngữ văn (ở Hà Tĩnh) kiến nghị.

Hơn nữa, cần coi việc học Văn trước hết là học để có công cụ giao tiếp. Học để biết đọc, biết viết và biết nghe nói có hiệu quả, sau đó là nâng cao khả năng cảm thụ văn học. Vì thế, ý kiến mong muốn môn Ngữ văn sẽ được dạy một cách gần gũi, thiết thực của học sinh cũng là chính đáng.

Thầy Văn Như Cương và bác sĩ Nguyễn Anh Trí vào đề kiểm tra môn Văn

Trên diễn đàn của trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM, học sinh khối lớp 10 và 12 trao đổi sôi nổi về đề kiểm tra giữa ...

Nữ sinh viết đơn “li dị” môn văn

Một cựu học sinh đã viết đơn "lị dị" môn Văn sau 12 năm theo học ở chương trình phổ thông.

https://laodong.vn/giao-duc/ly-di-mon-van-bo-thi-van-hoc-sinh-ho-reo-hon-bo-su-572161.ldo

/ Theo Bích Hà/báo Lao động