“Lực lượng đặc biệt” của Minh triều: Tam xưởng nhất vệ

Trung Quốc vào thời triều Minh được ví như “thời đại của các tổ chức đặc vụ”. Một trong những tổ chức tình báo nổi tiếng nhất trong thời kỳ này đó là Cẩm Y vệ. Đây là tổ chức do chính Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thành lập. Ngoài ra, các đời vua Minh sau này còn lập thêm “tam xưởng”, gồm Đông Xưởng, Tây Xưởng và Nội hành xưởng.

Cẩm Y vệ

Sau khi lên ngôi (1368), nỗi lo canh cánh trong lòng khiến Chu Nguyên Chương ăn không ngon ngủ không yên chính lại là bọn khai quốc công thần. Vị hoàng đế này vốn thất học, bản tính đa nghi đố kỵ, lại tự ti về xuất thân hèn kém của mình, nên bị ám ảnh bởi mối lo rằng con cháu dòng dõi mình rồi đây sẽ bị tuyệt diệt bởi chính những đại thần thân cận. Ông bèn cho lập “Củng vệ ty”, đây là vệ đội ngự lâm quân chuyên bảo vệ hoàng đế.

luc luong dac biet cua minh trieu tam xuong nhat ve
Cẩm Y vệ được thành lập dưới thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

Năm sau, 1369, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương sáp nhập ty này với “Nghi loan ty” (chuyên lo về nghi vệ) thành “Thân quân Đô úy phủ”, cơ quan này chưởng quản nghi trượng kiêm thị vệ cho hoàng đế. Đến 1382, Thân quân Đô úy phủ chính thức đổi tên thành Cẩm Y vệ. Chu Nguyên Chương thực hiện cuộc cải cách qui chế Cấm vệ quân, thành lập 12 vệ Thân quân, và Cẩm Y vệ là lực lượng quan trọng nhất trong 12 vệ thân binh ấy, do Chu Nguyên Chương trực tiếp quản lý.

Là đội thân quân thị vệ kiêm nghi trượng của hoàng đế, Cẩm Y vệ tập hợp toàn những tay dũng sĩ, hình vóc lực lưỡng, võ nghệ cao cường, chia làm Hiệu úy chưởng quản dàn lỗ bộ và tàn lọng, Lực sĩ đặc trách chiêng trống và cờ phướn. Theo cơ cấu quân sự của triều Minh, mỗi “vệ” 5.000 quân, chia làm các “Thiên hộ sở” và “Bách hộ sở”. Cẩm Y vệ lúc ban đầu thành lập ban đầu chỉ 1.500 người, gấp rưỡi một “sở”, đều là thành phần ưu tú tinh tuyển; sau 5 năm thì khuếch trương thanh thế nảy cành đâm nhánh sâu rộng khắp hang cùng ngõ hẻm, đến lúc giải tán thì quân số đã hơn 6 vạn, và đồ sát cũng ngần ấy sinh linh.

Cẩm y vệ là cơ cấu quân sự nằm ngoài lục bộ, trực thuộc hoàng đế. Cơ quan này cai quản mọi việc hình ngục, toàn quyền trinh thám, dò xét, thẩm vấn, và định tội bất kỳ ai, kể cả hoàng thân quốc thích, văn võ trọng thần, cho chí bá tánh mà không cần phải thông qua Hình bộ. “Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ” có cấp Đô đốc trở lên, là nhân vật thân tín và chỉ có bổn phận phải giải trình với riêng hoàng đế.

luc luong dac biet cua minh trieu tam xuong nhat ve
Tạo hình nhân vật thái giám đứng đầu Đông Xưởng.

Có tổ chức mật vụ Cẩm Y vệ trong tay, Chu Nguyên Chương nhắm tới Thừa tướng Hồ Duy Dung đầu tiên. Hồ bị thanh trừng năm Hồng Vũ 12. Số người liên đới trong vụ Hồ Duy Dung lên tới 10.000 người – một con số khủng khiếp trong lịch sử các cuộc thanh trừng. Thậm chí đến cuối cùng, Thái sự Lý Thiện Trường cũng bị cuốn vào vụ án và bị giết cả nhà năm ông 77 tuổi.

Trong lịch sử Trung Quốc, chưa khi nào bầu không khí chính trị trở nên u ám và đáng sợ như giai đoạn cai trị của Chu Nguyên Chương. 13 năm sau vụ đại án Hồ Duy Dung, Hồng Vũ Đế tiếp tục “giá họa” và thanh trừng công thần Lam Ngọc. Các học giả hiện đại bình luận, Lam Ngọc là vị đại thần “trung can nghĩa đảm” đối với Chu Nguyên Chương. Cái chết của ông khiến người trong thiên hạ ai oán. Dưới bàn tay Cẩm y vệ, vụ Lam Ngọc khiến cho hơn 10.000 người nữa gặp họa sát thân. Sau vụ án này, các công thần của Minh triều hầu như đã “rơi rụng” hết...

Cẩm Y vệ không chỉ kiểm soát quan lại triều đình, mà còn chiếu theo lệnh Hoàng đế liên tục do thám và thu thập quân tình cũng như ý dân. Cơ quan này hoạt động hiệu quả đến mức chỉ cần là những ngôn luận gây bất lợi cho chính quyền đều không thoát khỏi tai mắt của Cẩm y vệ.

luc luong dac biet cua minh trieu tam xuong nhat ve
Chân dung Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Ảnh: Sina.

Cái tên “Cẩm y vệ” gần như trở thành một dạng đặc quyền. Quan lại địa phương cũng không dám tùy tiện chất vấn nhiệm vụ của họ. Thậm chí, chỉ cần tỏ thái độ bất mãn với đặc vụ Cẩm y vệ cũng có khả năng bị bắt về thẩm vấn với một tội danh “vu vơ”. Các nghiên cứu hiện đại đều khẳng định, những người bị Cẩm Y vệ “đưa đi phục vụ điều tra” thì chắc chắn là thập tử nhất sinh. “Nhẹ nhàng” nhất cũng là… tàn phế cả đời.

Tam xưởng

“Đông tập sự xưởng”, gọi tắt Đông xưởng, được Minh Thành Tổ Chu Đệ thành đặc cách thành lập vào năm 1420 và được phép lập nha môn ở bên cạnh Đông Hoa môn của Yên Kinh (tức Bắc Kinh ngày nay). Vì cửa nha môn này gồm 6 cánh ghép lại nên người ta còn dùng uyển danh Lục phiến môn để gọi Đông xưởng.

Đây là cơ quan đặc vụ bí mật, do nội thị đảm nhiệm, có trọng trách giám thị toàn bộ từ nội các đến trong quân đội, quan viên, nhân sĩ trí thức, học giả danh gia, mọi cơ quan quyền lực của triều đình. Kết quả giám thị này nếu điều tra ra tội nhẹ thì Đông xưởng toàn quyền liệu lý, không cần phải trình qua cơ quan tư pháp; tội trọng thì trực tiếp báo cáo với hoàng đế để ngài định đoạt. Được giao quyền lực nghiêng trời, Đông xưởng có thể khảo tra bất kỳ hoàng thân quý tộc nào.

luc luong dac biet cua minh trieu tam xuong nhat ve
Tam Xưởng thường dùng các hình thức tra tấn tàn bạo.

Biên chế Đông xưởng hơn ngàn người, do bọn thái giám nắm giữ chức vụ trọng yếu, tai mắt rải khắp nơi, cả Cẩm Y vệ cũng phải chịu quyền Đông xưởng điều động. Mỗi sáng sớm, lục bộ phải tổng hợp binh tình các nơi có gì bất thường để làm báo cáo trình Đông xưởng tham cứu. Các thái giám quyền lực đời Minh như Vương Chấn, Lưu Cẩn, Phùng Bảo, Ngụy Trung Hiền… đều từng được bổ nhiệm thống lĩnh Tổng đốc Đông xưởng (còn gọi Xưởng công).

Quyền lực khó kiểm soát của Đông xưởng khiến lòng dân căm giận, nhưng xem ra vẫn chưa làm bậc đế vương triều Minh hài lòng. Đời Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, vào năm Thành Hóa thứ 12 (1476), có viên đại thần Lý Tử Long xuất kỳ bất ý lạc bước vào tẩm viện trong nội cung, việc này khiến Thâm lấy làm lo lắng cho an nguy của bản thân, nên năm sau, 1477, đã thành lập “Tây tập sự xưởng” gọi tắt là Tây xưởng, do Đại thái giám Uông Trực đứng đầu.

Tây xưởng chẳng những kiêm nhiệm những chức năng của Cẩm Y vệ và Đông xưởng, lại có thêm quyền lực vượt bậc, là có pháp đình và lao ngục riêng. Tây xưởng lại được đặc cách không cần phải thông qua hoàng đế, toàn quyền quyết định thẩm án và đề ra hình phạt cho bất kỳ nghi can nào, dù là văn võ đại thần, quan chức địa phương hay thường dân bá tánh. Đã vậy, chức năng chính của Tây xưởng lại là giám sát hoạt động của Đông xưởng, nên thế lực càng ghê gớm phi thường. May là Tây xưởng tồn tại không lâu, chỉ hơn 5 tháng sau, dưới áp lực của bá quan cũng như dị nghị của dân chúng Chu Kiến Thâm đã phải đóng cửa Tây xưởng, nhưng tai tiếng hôn quân của Thâm đã kịp lưu vào sử sách.

luc luong dac biet cua minh trieu tam xuong nhat ve
Cẩm Y vệ hay Tam Xưởng đều phục vụ cho lợi ích của hoàng đế triều Minh.

Sang đời Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu, năm 1506 lại tái lập Tây xưởng. Chiếu là kẻ chơi bời chỉ ham trác táng, chán sợ khi phải nghe lời gián nghị nên được mệnh danh là “Ngọa hoàng đế” (vua nằm); Đại thái giám Lưu Cẩn chuyên quyền là “Lập hoàng đế” (vua đứng). Lúc bấy giờ, Đông xưởng do Mã Vĩnh Thành chưởng quản, Tây xưởng do Cốc Đại Dụng nắm quyền, hai tên này đấu đá nhau quyết liệt để tranh giành quyền lợi. Cáo già Lưu Cẩn nhân cơ hội ngao cò tương tranh đó đã bỏ nhỏ vào tai thánh thượng, năm 1508 được vua hạ chiếu lập ra Nội Hành xưởng để thống lãnh cả Đông Tây nhị xưởng.

Là cơ quan do Lập hoàng đế đích thân quản lý, nên tuy xuất hiện trễ nhất nhưng Nội Hành xưởng lại có quyền thế lớn nhất, tha hồ hoành hành bá đạo. Từ thiên tử trở xuống, trong triều ngoài nội đều bị Cẩn khuynh đảo, tất cả những ai phản đối y đều bị tiêu diệt tận gốc: tội nhẹ thì cả nhà bị đày ra miền biên viễn, chung thân không được đặt chân trở lại Trung nguyên, nặng thì phải bị gông sắt 150 cân đè cho chết thảm, đại nghịch nữa thì bị trượng đả liên hồi thịt nát xương tan, hoặc chém đầu xẻo thịt thị chúng. Chỉ trong hai năm, tội ác do Nội Hành xưởng gây ra đã thảm tuyệt nhân hoàn, người người rởn óc. Sa vào tay Nội Hành xưởng, thường người ta đều chọn con đường tự sát để trốn thoát hình phạt ghê rợn do bọn biến thái này bày ra. Năm 1510, Lưu Cẩn bị giết vì tội mưu phản, Nội Hành xưởng mới được phế bỏ. Trong hai năm, Nội Hành xưởng đã giết hại vài ngàn mạng, lưu đày ngót vạn người, chưa kể số tự vẫn không thể thống kê.

luc luong dac biet cua minh trieu tam xuong nhat ve

Vị Hoàng đế bất chấp luân lý, bắt giam cha ruột, cướp sạch phi tần

Bắt giam cha ruột vào ngục tối để trả thù, cưỡng đoạt toàn bộ phi tần của cha làm vợ, giết luôn cả hai cha ...

luc luong dac biet cua minh trieu tam xuong nhat ve

Bà hoàng hậu liên tiếp ngoại tình với hai… thái giám và cái kết bi thảm

Sử sách chép rằng, trong suốt thời gian Văn Đế bị bệnh phải ở Nhữ Nam điều trị, Phùng thị gần như công khai dâm ...

/ Dân Việt