Lời phủ nhận bất ngờ của Nga sau khi Syria bị tấn công tên lửa dồn dập

Nga chưa đàm phán với chính quyền Syria về việc cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tân tiến S-300 và không cung cấp hệ thống này cho Damascus. Thông tin này được cho là khá bất ngờ so với những diễn biến trước đó.

Theo Reuters, trợ lý của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 11/5 cho biết Nga chưa đàm phán với chính quyền Syria về việc cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tân tiến S-300 và không cung cấp hệ thống này cho Damascus vì cho rằng không cần thiết.

"Hiện tại, chúng tôi chưa đàm phán bàn giao bất cứ hệ thống phòng thủ hiện đại nào cho Syria. Quân đội Syria đã có đủ mọi thứ cần thiết", Nhật báo Izvestia dẫn lời ông Vladimir Kozhin, trợ lý của Tổng thống Putin phụ trách quản lý hoạt động viện trợ quân sự của Nga cho các nước, cho biết.

Thông tin này được cho là khá bất ngờ bởi tháng trước, Cục trưởng cục tác chiến bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Trung tướng Sergei Rudskoy, khẳng định Nga sẽ cung cấp cho Syria hệ thống phòng thủ hiện đại sau khi liên quân Mỹ-Anh-Pháp nã hơn 100 tên lửa vào Syria.

loi phu nhan bat ngo cua nga sau khi syria bi tan cong ten lua don dap

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Bình luận của ông Vladimir Kozhin được đưa ra sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có chuyến thăm tới Moscow trong tuần này. Thủ tướng Netanyahu có thể đã thuyết phục Nga không cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho Syria.

Từ lâu, Israel đã ra sức vận động Nga không bán hệ thống S-300 cho Syria vì lo ngại hệ thống này sẽ cản trở các cuộc không kích của Israel nhằm ngăn chặn hoạt động tuồn vũ khí cho lực lượng Hezbollah ở Lebanon và Syria.

Những đồn đoán về việc Nga cung cấp S-300 hoặc S-400 cho Syria rộ lên sau đợt không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu vào Syria hồi tháng trước.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các hệ thống phòng thủ của Syria đã đánh chặn hơn 70 tên lửa của liên quân trong đợt không kích hôm 14/4 và tiếp tục đánh chặn hơn một nửa trong số 60 tên lửa mà Israel nã vào khu vực gần thủ đô Damascus rạng sáng 10/5.

Hôm thứ Năm vừa qua, Israel cho biết đã tấn công gần như tất cả các cơ sở quân sự của Iran ở Syria sau khi lực lượng Iran nã rocket vào lãnh thổ do Israel chiếm giữ. Và S-300 có thể sẽ gây khó cho các đợt không kích của Israel.

S-300 do quân đội Liên Xô sản xuất nhưng sau này hệ thống này được hiện đại hoá với nhiều phiên bản và mang những khả năng đặc biệt khác nhau. Dù hiện tại đã có sự xuất hiện của hệ thống phòng không hiện đại hơn S-400 nhưng S-300 vẫn được xem là vũ khí đáng nể.

Israel có thể khơi mào cuộc chiến mới tại Trung Đông

Theo bộ Quốc phòng Nga, việc 28 tiêm kích F-15 và F-16 Israel sáng 10/5 phóng khoảng 60 tên lửa vào các lãnh thổ Syria, nhằm đáp trả việc đặc nhiệm Quds của Tehran phóng rocket vào khu vực do Tel Aviv kiểm soát ở cao nguyên Golan có thể khơi mào cho cuộc chiến mới tại Trung Đông.

Giữa những lời kêu gọi kiềm chế và giữ bình tĩnh của cộng đồng quốc tế, giới chức Israel cho biết cuộc tấn công hôm 10/5 không tạo nên mặt trận mới trong cuộc chiến ở Syria nhưng giới phân tích lại cho rằng điều này phụ thuộc vào phản ứng của Iran.

loi phu nhan bat ngo cua nga sau khi syria bi tan cong ten lua don dap

S-300 vẫn được xem là hệ thống phòng không đáng nể. Ảnh minh hoạ từ Reuters.

Quân đội Israel cho biết mục tiêu của cuộc không kích là các cơ sở tình báo, hậu cần, kho đạn và phương tiện mà Iran dùng để phóng rocket vào cao nguyên Golan.

Gần như mọi cơ sở hạ tầng của Iran tại Syria đã trúng tên lửa", Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman tuyên bố.

Cuộc không kích diễn ra không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Mỹ rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran. Cuộc không kích khiến 15 người thiệt mạng và 8 trong số đó là người Iran.

Lực lượng Iran ở Syria ngay ngày hôm sau đã trả đũa bằng việc phóng 20 quả rocket vào cao nguyên Golan.

Giới phân tích cho rằng hành động của Israel nhằm gửi đi thông điệp cho thấy quyết tâm và lập trường cứng rắn của nước này với Iran, nhưng vẫn giữ xung đột trong tầm kiểm soát.

"Tôi không nghĩ Israel muốn tiếp tục xung đột kéo dài với Iran, bởi nó có thể lan rộng sang các chiến trường khác như Lebanon. Tuy nhiên, cuộc không kích cũng ẩn chứa rủi ro khi nó buộc Tehran cảm thấy phải trả đũa. Tình thế sẽ trở nên nguy hiểm tới mức nổ ra chiến tranh", Yossi Mekelberg, Giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại đại học Regent ở London, nhận định.

Sau cuộc không kích, ông Lieberman bày tỏ hy vọng sự việc kết thúc tại đây và các bên đều hiểu được thông điệp, nhưng ông cũng cảnh báo sẽ trả đũa nếu Iran tiếp tục tấn công Israel.

Giáo sư Mekelberg cho rằng Israel không muốn leo thang căng thẳng. Với tuyên bố đã đạt được mục tiêu sau cuộc không kích, Tel Aviv dường như ám chỉ sẽ không chủ động tiến công vào lãnh thổ Syria, trách nhiệm gỡ ngòi căng thẳng sẽ thuộc về phía Tehran.

Tuy nhiên, chuyên gia Ghanbar Naderi cho biết Iran khó lòng nhượng bộ và từ bỏ mọi thành quả nước này đạt được ở Syria trong những năm gần đây.

Các cuộc tấn công vào tiền đồn của Iran là nỗ lực cuối cùng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhằm giữ thể diện, trước khi phải chấp nhận những chiến thắng liên tiếp của Chính phủ Syria và lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn trước phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và phe nổi dậy, ông Naderi cho biết thêm.

loi phu nhan bat ngo cua nga sau khi syria bi tan cong ten lua don dap Syria: 5 thủ lĩnh IS bị truy lùng gắt gao nhất bị bắt gần biên giới

5 thủ lĩnh tối cao của lực lượng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria được cho là đã ...

loi phu nhan bat ngo cua nga sau khi syria bi tan cong ten lua don dap Iran phóng 20 tên lửa vào quân đội Israel ở cao nguyên Golan

Israel tố Iran phóng một loạt 20 tên lửa vào các căn cứ thuộc lực lượng của nước này ở cao nguyên Golan, làm gia ...

/ http://www.nguoiduatin.vn