Linh vật Nghê bị ra rìa, sư tử đá ngoại lai xuất hiện khắp các đình, chùa

Nghê đá, một biểu tượng linh vật của người Việt, dù có tuổi đời hàng ngàn năm nhưng vài chục năm nay lại đang phải đứng bên rìa trong đời sống đương đại.

linh vat nghe bi ra ria su tu da ngoai lai xuat hien khap cac dinh chua

Cuốn sách Phác thảo Nghê - Gã linh vật bên rìa của Trần Hậu Yên Thế.

Mới đây, họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hậu Yên Thế vừa ra mắt cuốn sách "Phác thảo Nghê – Gã linh vật bên rìa" do ông làm chủ biên cùng các họa sĩ Nguyễn Đức Hòa, Hồ Hữu Long.

Hình tượng Nghê được họa sĩ Trần Hậu Yên Thế ra mắt công chúng là một con vật có ngoại hình khá khiêm tốn, nhỏ nhắn khác xa với vẻ to lớn, hoành tráng của nhiều linh vật ngoại lai đang được ưa chuộng tại Việt Nam.

linh vat nghe bi ra ria su tu da ngoai lai xuat hien khap cac dinh chua
Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế. Ảnh: T.H

Đây là điều khiến tác giả này băn khoăn. Ông cho rằng, trong thời đại với tâm lý trọng hình thức, thích phô diễn quyền lực, khó có nhiều người thích lựa chọn một con vật có vóc dáng khiêm tốn để làm linh vật.

Trả lời báo chí, họa sĩ Trần Hậu Yên Thế cũng phải ngậm ngùi thú nhận, thực tế, linh vật Nghê đang đứng bên rìa trong cuộc sống đương đại. Chiếm ngôi của nó là hàng nghìn linh vật ngoại lai đang có mặt ở hầu khắp các đình, chùa, miếu, đền, thậm chí được đặt ở các công trình công sở nhằm thị uy, giương oai, phô diễn quyền lực.

Theo họa sĩ Yên Thế, chúng ta đã để cả một quãng thời gian quá dài cho việc xâm nhập của các linh vật ngoại lai. Điều đó đã tạo nên khoảng trống lớn trong đời sống tâm linh của người Việt. Ra mắt cuốn sách nghiên cứu về Nghê Việt, mục đích của anh là góp phần vào công cuộc chống linh vật ngoại lai.

Bàn về vấn đề này, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng, việc sử dụng các linh vật ngoại lai để đặt ở những nơi thờ tự là một sự nhầm lẫn lớn về tư tưởng văn hóa. Trước năm 2014, cả nước có hơn 6.000 di tích lịch sử văn hóa sử dụng sư tử đá và các linh vật ngoại lai. Thời điểm đó, hầu hết các linh vật này đều xuất hiện dày đặc trong khuôn viên của các công trình di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam.

Do nhu cầu về linh vật ngoại lai bùng nổ, từ năm 2014, Đà Nẵng xuất hiện làng chế tác sản phẩm này lớn nhất từ trước đến nay. Mỗi ngày, có hàng trăm sư tử, tỳ hưu đá với nhiều kiểu dáng được ra đời. Tính đến nay, vẫn còn 4.000 cặp tượng sư tử đá tồn đọng không bán được.

Tháng 9.2017, hình ảnh hai con sư tử đá ngoại lai đứng sừng sững trước cửa Viện Kiểm sát Hạ Long, Quảng Ninh đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Được biết, mỗi con sư tử đá này nặng khoảng một tấn, cao hơn một mét. Đây là linh vật thường được người Trung Quốc dùng để canh mộ.

linh vat nghe bi ra ria su tu da ngoai lai xuat hien khap cac dinh chua
Sư tử đá trước cửa Viện Kiểm sát Hạ Long. Ảnh: VNExpress

Theo một thống kê, năm 2015, Hà Nội là địa phương sở hữu nhiều sư tử đá ngoại lai bậc nhất cả nước, với 538 sư tử đá tại các di tích.

linh vat nghe bi ra ria su tu da ngoai lai xuat hien khap cac dinh chua Chuyên gia: Đặt linh vật ngoại lai ở cơ quan là \'nhầm lẫn văn hóa\'

Theo Cục Mỹ thuật, thời gian qua nhiều di tích đã dỡ bỏ sư tử đá kiểu Trung Quốc và một số linh vật ngoại ...

linh vat nghe bi ra ria su tu da ngoai lai xuat hien khap cac dinh chua Các linh vật hoạt hình kiếm tỷ đô bên ngoài màn ảnh

Không chỉ giúp nhà sản xuất thu về hàng tỷ USD doanh thu phòng vé, các biểu tượng hoạt hình còn bước ra đời sống ...

/ Lao động