Kẻ cầm đầu đường dây chạy vào đại học danh giá ở Mỹ

William Rick Singer, người sáng lập một công ty dự bị đại học có tên "Chìa khóa", là chủ mưu sau đường dây gian lận tuyển sinh lớn nhất nước Mỹ.

ke cam dau duong day chay vao dai hoc danh gia o my

Singer (phải) xuất hiện tại tòa án Boston hôm 12/3. Ảnh: AP.

Singer, 58 tuổi, đã nhận 25 triệu USD từ hàng chục cá nhân, bao gồm hai nữ diễn viên nổi tiếng Felicity Huffman và Lori Loughlin, suốt gần một thập niên qua. Y dùng số tiền này để hối lộ huấn luyện viên thể thao và ban giám hiệu các trường trung học nhằm tạo hồ sơ vận động viên giả cho con cái khách hàng để những học sinh này được nhận vào các trường đại học danh tiếng, theo Fox News.

Singer thừa nhận các cáo buộc gian lận, rửa tiền và cản trở công lý tại tòa án Boston hôm 12/3. Ông ta tốt nghiệp đại học Trinity ở San Antonio, Texas, có bằng thạc sĩ tư vấn và tiến sĩ quản lý tổ chức kinh doanh. Singer từng là huấn luyện viên thể thao trung học một thời gian, trước khi thành lập công ty tư vấn tuyển sinh đại học Future Stars năm 1992. Sau đó, ông ta bán công ty với lý do giỏi huấn luyện hơn điều hành doanh nghiệp.

Sau khi làm lãnh đạo trong vài doanh nghiệp, với sự giúp đỡ của các nhà đầu tư tư nhân và ban cố vấn gồm chuyên gia của các đại học nổi tiếng như Chủ tịch đại học Occidental, Singer thành lập công ty tư vấn tuyển sinh CollegerSource năm 2004, trước khi thành lập Edge College & Career Network năm 2007, theo Rolling Stone.

Edge College & Career Network là công ty tư vấn đào tạo dự bị đại học còn có tên gọi là "Chìa khóa". Trên trang web, Singer mô tả mình là một người bố, một người hướng dẫn luyện thi tận tụy, thông cảm với áp lực của các bậc phụ huynh xung quanh việc con cái vào đại học. "Chìa khóa" tự quảng bá mình là "công ty tư vấn và luyện thi đại học tư nhân lớn nhất nước Mỹ".

"Là người sáng lập, 25 năm qua, tôi đã dành thời gian để giúp sinh viên khám phá đam mê cuộc sống, hướng dẫn các em cùng gia đình vượt qua mê cung tuyển sinh đại học phức tạp. Sử dụng phương pháp Chìa khóa, huấn luyện viên của chúng tôi sẽ mở khóa toàn bộ tiềm năng trong người con cái bạn, đưa chúng vào khóa học nắm bắt cuộc sống", Singer viết trên trang web, cung cấp tiểu sử của 7 "người luyện thi" khác.

Andrew Lelling, công tố viên ở Massachusetts, cho biết khách hàng của Singer đã trả ông ta từ 200.000 tới 6,5 triệu USD để sử dụng dịch vụ. Gần 50 người, bao gồm 33 phụ huynh và 13 huấn luyện viên thể thao các trường cùng cộng sự của Singer, bị cáo buộc âm mưu qua mặt hệ thống tuyển sinh đại học quốc gia, đảm bảo sinh viên được nhận hoặc có cơ hội tốt hơn để được nhận vào một số đại học lớn như Yale, Stanford, Texas, UCLA, USC, Wake Forest.

"Theo cáo trạng, Singer đã tạo điều kiện gian lận trong các kỳ thi SAT và ACT cho khách hàng, bằng cách hướng dẫn họ cố tình kéo dài thời gian con dự thi tuyển sinh như xin giấy nghỉ ốm để thi sau", trích thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ.

Tuy nhiên, đó chỉ là một trong nhiều cách mà Singer sử dụng để đảm bảo con cái khách hàng được nhận vào các trường danh giá. "Singer sẽ đưa ra tư vấn phù hợp theo ý muốn của khách", Lelling cho biết, nói thêm "dường như các trường học không liên quan tới vụ này".

Công tố viên cho hay Singer đã "chạy" trót lọt cho hơn 800 trường hợp vào trường đại học, trong đó nhiều học sinh không biết việc bố mẹ đã làm. Ông ta còn là giám đốc điều hành của Quỹ Chìa khóa Toàn cầu (KWF) được Singer tuyên bố là tổ chức từ thiện. Các khoản thanh toán cho "Chìa khóa" được ngụy trang dưới dạng quyên góp cho KWF với số tiền lên tới 75.000 USD cho một bài thi SAT hay ACT.

"Đây là trường hợp mà các bậc phụ huynh phô trương sự giàu có của mình, không tiếc tiền để mua thành công cho con cái một cách gian lận", Joseph Bonavolonta, chuyên viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ văn phòng Boston nhận định trong buổi họp báo hôm 12/3.

ke cam dau duong day chay vao dai hoc danh gia o my Tuyển sinh đại học ở Mỹ - "món hàng có thể mua bán"

Việc giới nhà giàu hối lộ tiền để cho con vào đại học hạng ưu, về cơ bản không khác những gì đang diễn ra ...

ke cam dau duong day chay vao dai hoc danh gia o my Hơn 750 gia đình dính líu tới bê bối tuyển sinh đại học tại Mỹ

Các bậc cha mẹ ở Mỹ đã trả cho William Singer từ 200.000 đến 6,5 triệu USD để tăng cơ hội cho con cái họ ...

ke cam dau duong day chay vao dai hoc danh gia o my Mỹ chấn động vì gian lận tuyển sinh vào các trường đại học hàng đầu

Công tố viên buộc tội gần 50 người, gồm nhiều diễn viên nổi tiếng, trong vụ gian lận 25 triệu USD giúp con cái vào ...

ke cam dau duong day chay vao dai hoc danh gia o my Sẽ trả lại giảng đường Đại học cho "nạn nhân" sau kết luận điều tra gian lận thi cử?

Khi đã tìm ra những trường hợp được nâng điểm, mong rằng Bộ GD-ĐT sẽ có phương án trả lại công bằng cho những thí ...