Ngày 09/11/2018 tại TP Vũng Tàu, Hội Dầu khí Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro tổ chức Hội thảo khoa học Tiềm năng dầu khí và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò đối tượng bẫy phi truyền thống trên thềm lục địa Việt Nam.
Tham dự hội thảo có các đồng chí Ngô Sỹ Thọ, Chuyên viên chính Vụ Công nghiệp, Văn phòng Chính phủ; đồng chí Trần Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương. Về phía lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có các đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn; đồng chí Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; đồng chí Phan Tiến Viễn, Trưởng Ban Tìm kiếm Thăm dò (TKTD) Tập đoàn cùng các đồng chí trong Ban TKTD. Về phía Hội Dầu khí Việt Nam (DKVN) có đồng chí Ngô Thường San, Chủ tịch Hội DKVN và các đồng chí trong BCH Chi hội Dầu khí Vũng Tàu. Về phía Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro có đồng chí Nguyễn Quỳnh Lâm, Tổng Giám đốc; các Phó Tổng Giám đốc Lê Việt Hải, Cao Tùng Sơn và các nhà khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Vietsovpetro cùng các nhà khoa học đến từ các đơn vị thuộc PVN.
Toàn cảnh Hội thảo
Khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Hội DKVN Ngô Thường San nhấn mạnh: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hiện đang đứng trước áp lực sản lượng suy giảm, trước khó khăn, thách thức ngày càng cao, đòi hỏi những người làm công tác TKTD cần phải tập trung đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để có những giải pháp khoa học căn cơ, thực tế, tìm ra những đối tượng mới phi truyền thống nhằm đảm bảo sản xuất, kinh doanh ổn định, gia tăng được các mục tiêu kinh tế về trữ lượng, sản lượng trong tương lai. Hội thảo sẽ là cơ hội để các nhà khoa học cùng nhau trao đổi, nghiên cứu, tiếp tục tìm ra những giải pháp khoa học và công nghệ để tiếp tục TKTD đối tượng phi truyền thống trên thềm lục địa Việt Nam, góp phần đẩy mạnh công tác TKTD dầu khí trong thời gian tới.
Chủ tịch Hội DKVN Ngô Thường San phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn đánh giá cao công tác tổ chức Hội thảo lần này của Hội DKVN, việc tổ chức hội thảo khoa học công nghệ là rất cần thiết. Đây là dịp để Tập đoàn và các đơn vị làm sáng tỏ bản chất khoa học của các hiện tượng, các vấn đề chưa được lý giải, tiếp tục đóng góp những luận cứ khoa học công nghệ, đồng thời tìm cách giải quyết các vấn đề còn tồn tại và những thách thức mới nảy sinh trong thực tiễn thăm dò và khai thác dầu khí phi truyền thống. Trước những khó khăn, thách thức hiện nay của Tập đoàn, khi trữ lượng suy giảm mạnh, việc TKTD tiềm năng phi truyền thống sẽ có chi phí đắt hơn so với bình thường. Vì vậy, bài toán hiện nay là tập trung trao đổi, thảo luận, tìm ra các phương án, làm rõ các nội dung, bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp công nghệ có tính khoa học, khách quan, đáp ứng nhu cầu ứng dụng trong thực tiễn của các đơn vị/nhà thầu dầu khí đang hoạt động tại Việt Nam, đẩy mạnh nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, có tính hệ thống cho công nghệ tìm kiếm, thăm dò, khai thác.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Vũ Trường Sơn phát biểu tại Hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe, trao đổi, góp ý xung quanh các tham luận: Tổng quan về bẫy phi cấu tạo và tiềm năng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam; Tiềm năng bẫy địa tầng bể Sông Hồng; Địa chất và tiềm năng dầu khí đối tượng quạt ngầm tuổi Plioxen mỏ SHWE và SHWE PHYU, lô A1-3, Myanmar; Đánh giá bẫy vát nhọn địa tầng rỉa Bể Cửu Long; Tiềm năng dầu khí bẫy địa tầng LG, lô 09-2/10, Bể Cửu Long; Ứng dụng phân tích địa chấn đặc biệt cho thăm dò các đối tượng chứa turbidite của các lô 05-2, 05-3; Đặc trưng bẫy địa tầng trong trầm tích Oligoxen D tại phát hiện Cá Tầm, lô 09-03/12, bồn trũng Cửu Long; Một số giải pháp thúc đẩy công tác TKTD đối tượng phi cấu tạo.
Các báo cáo viên trình bày tham luận tại Hội thảo
Bên cạnh đó, hội thảo cũng nhìn nhận, đánh giá những thành tựu đã đạt được trong công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng và phát triển công nghệ thăm dò và khai thác truyền thống và phi truyền thống, cũng như thảo luận, đề xuất những giải pháp tối ưu để tiếp tục khai thác có hiệu quả bẫy chứa dầu khí phi truyền thống trên thềm lục địa Việt Nam.
Trưởng Ban Tìm kiếm thăm dò Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phan Tiến Viễn phát biểu tại Hội thảo
Các đại biểu, các nhà khoa học tham gia hội thảo đã trao đổi sôi nổi các vấn đề xung quanh việc TKTD phi truyền thống và đều thể hiện sự mong muốn trong tương lai, Nhà nước sớm có cơ chế mở thu hút và đầu tư trong lĩnh vực TKTD, tạo điều kiện cho ngành Dầu khí phát triển mạnh công tác TKTD trên thềm lục địa Việt Nam.
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội DKVN Nguyễn Quốc Thập phát biểu kết luận buổi Hội thảo
Kết luận Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc PVN, Phó Chủ tịch Hội DKVN Nguyễn Quốc Thập cảm ơn các nhà khoa học đã mang lại cho hội thảo các tham luận, nhiều bài học, chia sẻ. Đồng chí cũng yêu cầu các nhà khoa khọc dầu khí phải tiếp tục nghiên cứu, đề ra các phương án làm thế nào để tiếp tục thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực TKTD, phải có môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, từ đó cùng nhau thúc đẩy công tác TKTD tạo bước đột phá mới.
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đại biểu, các nhà khoa học chụp hình lưu niệm tại Hội thảo
Anh Thơ
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch Đảng Quốc đại Xu-đăng (NCP) - Trợ lý Tổng thống Cộng hoà Xu-đăng
Sáng 8/11/2018 tại Hà Nội, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh Văn Sơn đã tiếp và làm việc với Đoàn đại ... |
"Hành trình năng lượng" năm 2018: Kết nối doanh nghiệp dầu khí với nhà đầu tư
Tiếp nối thành công của chương trình năm 2017, nhận được sự chấp thuận về chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ... |
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức tọa đàm chuyên đề "Bối cảnh Quốc tế hiện tại và các vấn đề đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam"
Ngày 7/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức tọa đàm với chuyên đề "Bối cảnh Quốc tế hiện tại ... |
Thu hút FDI vào ngành dầu khí: Vẫn còn nhiều rào cản pháp lý
Một số hạn chế của Luật Đầu khí và các văn bản pháp luật liên quan có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn ... |