Tổng giá trị xuất khẩu vũ khí Nga năm 2018 đã vượt qua con số 50 tỷ USD, một kỷ lục mới của ngành kinh tế chủ lực Nga.
Theo thông tin được công bố trong buổi lễ kỷ niệm 18 năm thành lập Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh của Nga Rosoboronexport trong ngày 2/11, tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm 2018 đã vượt qua con số 50 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục kể từ khi Rosoboronexport được thành lập.
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc điều hành Tập đoàn Rostec, Sergey Chemezov cho biết, giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga chỉ tính riêng năm 2018 đã đạt khoảng 19 tỷ USD, nắm giữ vị trí thứ 2 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.
Các mặt hàng vũ khí xuất khẩu chủ lực của Nga được xác định là vũ khí phòng không, máy bay quân sự, tên lửa và pháo binh. Nhiều loại vũ khí Nga nhận được sự quan tâm lớn từ khách hàng quốc tế.
Liên quan tới vấn đề này, lãnh đạo Rosoboronexport, Alexander Mikheyev phát biểu, kể từ đầu năm 2018, với 1.100 hợp đồng với các đối tác trên khắp thế giới trị giá hơn 19 tỷ USD đã nâng tổng giá trị các đơn hàng của đơn vị đã vượt qua con số 50 tỷ USD. Nếu tính tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Rosoboronexport qua các thời kỳ, thì con số đã vượt mốc 150 tỷ USD.
Một cuộc triển lãm quân sự của tập đoàn Rosoboronexport
Giới chuyên gia quân sự Nga đánh giá, con số xuất khẩu vũ khí kỷ lục của Nga đạt được là nhờ các đơn hàng cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph trong năm 2018, cũng như một loạt các hợp đồng quân sự lớn với các đối tác truyền thống.
Đáng kể nhất là việc Nga ký hợp đồng bán hệ thống S-400 cho Ấn Độ với giá trị vào khoảng 6 tỷ USD.
Nhờ công tác quảng bá tốt, trong năm 2017, tổng giá trị các đơn hàng xuất khẩu vũ khí của Nga đạt 45 tỷ USD với các hợp đồng cung cấp vũ khí trực tiếp trị giá tới 16 tỷ USD. Hiện tại, thị trường quốc tế đang rất quan tâm tới các dòng tên lửa phòng không và máy bay quân sự của Nga nhờ tính năng kỹ thuật tốt và giá cả cạnh tranh.
Các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Rosoboronexport hiện là tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph, Buk-M3 9K317M (phiên bản xuất khẩu - Viking), 9K330 Tor-E2, pháo chống tăng tự hành 2S25M Sprut SDM1, tàu tên lửa cao tốc hạng nhẹ thuộc Đồ án 22800 Karakurt, tàu tuần tra lớp Sansar, máy bay tiếp liệu trên không IL-78MK-90A và máy bay vận tải quân sự hạng trung IL-76MD-90AE.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga hiện giữ vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng thế giới các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Dựa trên phân tích dữ liệu giai đoạn 2013-2017, Nga chiếm 22% thị phần toàn cầu.
Trong báo cáo tháng 3/2018, SIPRI công bố, Moscow hiện cung cấp vũ khí, trang bị quân sự cho 47 quốc gia. Cụ thể, 66% được bán cho các nước châu Á và châu Đại Dương, châu Phi - 13%, Trung Đông - 11%, châu Âu - 6,2%, châu Mỹ - 4,2%. Những khách hàng chủ lực của vũ khí Nga là Ấn Độ (35%), Trung Quốc (12%) và một số quốc gia Đông Nam Á…
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận định rằng trong năm 2019, ngành công nghiệp xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ gặp nhiều trở ngại xuất phát từ đối thủ cạnh tranh đang đứng vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng xuất khẩu vũ khí là Mỹ.
Washington đưa Rosoboronexport vào danh sách các tổ chức bị trừng phạt. Vừa qua hồi tháng 9, lần đầu tiên sử dụng đạo luật CAATSA, cho phép trừng phạt tất cả những đối tác mua vũ khí của Nga như một biện pháp để bảo vệ lợi ích và an ninh của mình.
Việc Ấn Độ ký hợp đồng vũ khí phòng thủ S-400 với Nga có nhiều khả năng phải đứng trước các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong khi đó, Indonesia vì lo ngại các biện pháp trừng phạt này nên đang cân đối lại việc có tiếp tục mua các tiêm kích hiện đại Su-35 hay không.
Bí mật hệ thống phòng thủ tên lửa hạt nhân Mỹ thời Chiến tranh Lạnh Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ đã xây dựng và triển khai tên lửa phòng không Nike Hercules mang theo đầu đạn ... |
Chiến tranh sắp lên vũ trụ Cả Mỹ, Nga và Trung Quốc đều chứng tỏ khả năng phóng tên lửa từ trái đất để ngăn chặn và phá hủy vệ tinh |
Nga - Mỹ: Sau chiến tranh lạnh là "hòa bình nóng" Nga - Mỹ bắt đầu cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân về chất lượng, thay vì số lượng như thời chiến tranh lạnh |