Luật sư Richard Peters, người đại diện cho Brenton Tarrant đã xác nhận rằng ông không còn bào chữa cho tên khủng bố thảm sát 50người ở New Zealand. Tarrant đã từ chối luật sư và muốn tự biện hộ cho mình tại tòa.
Tên khủng bố thảm sát 50 người ở New Zealand, Brenton Tarrant xuất hiện trong phiên tòa sơ thẩm ở ChrissChurch hôm 16.3.
"Anh ta muốn tự biện hộ trong vụ này. Nhưng tòa án sẽ không thông cảm với anh ta nếu anh ta muốn sử dụng phiên tòa để bày tỏ quan điểm của mình", Peters nói và cho biết thêm rằng, Tarrant có vẻ lý trí và ổn định về tinh thần.
Peters là luật sư do tòa án chỉ định trong phiên sơ thẩm xét xử Tarrant hôm 16.3. Theo Peters, hiện nghi phạm "tỉnh táo", nhận thức đầy đủ được tình hình.
"Anh ta thể hiện mình là người lý trí, sức khỏe tâm thần bình thường. Anh ta dường như hiểu rõ chuyện đang xảy ra", Peters nói.
Tarrant, 28 tuổi, tấn công vào hai nhà thờ Hồi giáo tại thành phố ChristChurch hôm 15.3 khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 50 người bị thương. Hắn thậm chí còn truyền hình trực tiếp vụ xả súng trên mạng xã hội. Giới chức New Zealand gọi đây là "ngày đen tối nhất" trong lịch sử.
Tarrant sinh tại Australia, sống ở nước ngoài hơn 10 năm và chuyển tới New Zealand hai năm trước. Hắn có tư tưởng cực đoan, bài xích người Hồi giáo, tôn thờ chủ nghĩa người da trắng tối thượng và có nguy cơ trở thành phần tử khủng bố. Cơ quan điều tra đang tìm hiểu nguyên nhân Tarrant không nằm trong danh sách theo dõi sát sao của cơ quan an ninh ở cả Australia lẫn New Zealand.
Mới đây, chủ một cửa hàng súng xác nhận Brenton Tarrant đặt mua 4 khẩu súng và đạn theo đúng quy định pháp luật New Zealand.
"Tôi đã thông báo cho cảnh sát về việc bán 4 khẩu súng loại A và đạn cho nghi phạm trong vụ xả súng. Mọi giao dịch với hắn đều phù hợp với quy trình đặt hàng qua mạng được cảnh sát xác nhận", Straits Times dẫn lời David Tipple, chủ cửa hàng vũ khí Gun City, hôm nay phát biểu trong một cuộc họp báo.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết Tarrant được cấp giấy phép sở hữu súng từ tháng 11/2017 và bắt đầu mua vũ khí một cách hợp pháp ngay sau đó. Hắn sử dụng tới 5 khẩu súng trong vụ tấn công, gồm hai súng trường bán tự động, hai súng săn và một khẩu nạp đạn bằng đòn bẩy.
Siết chặt luật quản lý súng đạn là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Thủ tướng Ardern tại cuộc họp nội các sáng 18.3. Nhiều kêu gọi hạn chế vũ khí được đưa ra, cụ thể là súng trường bán tự động như khẩu AR-15 được Tarrant dùng trong cuộc tấn công.
New Zealand được coi là một trong những quốc gia có luật súng đạn thoáng nhất ngoài Mỹ. Người sở hữu súng cần có giấy phép nhưng không phải đăng ký vũ khí với nhà chức trách.
Quy định này khiến chính phủ New Zealand không biết chính xác có bao nhiêu khẩu súng đang lưu hành hợp pháp và bất hợp pháp. Cảnh sát New Zealand ước tính có tổng cộng khoảng 1,2 triệu khẩu súng ở nước này, đồng nghĩa với việc cứ ba người dân lại có một khẩu súng.
Chủ cửa hàng bán súng cho sát thủ giết 50 người nói gì?
Tin mới về vụ xả súng New Zealand: Chủ một cửa hàng bán súng hôm 18/3 cho biết, nghi phạm trong vụ thảm sát ở ... |
Mạng xã hội - công cụ "truyền virus cực đoan" của kẻ xả súng New Zealand
Tay súng lợi dụng mạng xã hội để gây chú ý, gieo rắc "virus cực đoan" để kích động những kẻ khác làm theo mình. |
Băng đảng New Zealand đe dọa tay súng trong vụ khủng bố Christchurch
Brenton Tarrant, tay súng bị buộc tội sau vụ tấn công hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, đã được cảnh báo rằng ... |
CEO AirAsia xóa Facebook vì vụ xả súng ở New Zealand
Tony Fernandes cho rằng mạng xã hội đôi khi có nhiều nội dung thù địch hơn là tin tức tốt đẹp. |