Hà Nội lo thảm họa về cháy nổ: Có phải nhãn tiền?

 Quan trọng là khi thực thi các cơ quan quản lý có đủ dũng cảm để từ chối quyền lợi mà thực thi cho đúng, cho nghiêm không?

Để chống cháy không chỉ là "chống cháy"

Tại hội nghị tổ chức giao ban trực tuyến giữa Hà Nội với các quận, huyện về một số lĩnh vực quản lý nhà nước, trong đó có công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Giám đốc Công an Hà Nội đã có yêu cầu thành phố không cho phép các tòa nhà chưa đáp ứng được yêu cầu về PCCC vào hoạt động, đồng thời cắt điện, cắt nước. Sở dĩ đưa ra yêu cầu như vậy, vì Giám đốc công an Hà Nội lo ngại, nếu thiếu các giải pháp cứng rắn, không có thái độ dứt khoát thì thảm họa về cháy nổ đối với TP Hà Nội sẽ là nhãn tiền.

Bình luận về phát biểu trên, Đại tá, PGS, TS. Ngô Văn Xiêm – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC cho rằng, đó là đánh giá xuất phát từ thực tế và nếu không làm nghiêm thì thảm họa về cháy nổ sẽ không chỉ là lời cảnh báo.

ha noi lo tham hoa ve chay no co phai nhan tien

Rất nhiều chung cư tại Hà Nội không đủ tiêu chuẩn về PCCC vẫn đưa vào hoạt động. Ảnh minh họa

Đại tá Xiêm giải thích: ý thức chấp hành các quy định pháp luật về PCCC của người dân, doanh nghiệp, các chủ đầu tư... còn hạn chế, chưa nghiêm. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác PCCC còn thiếu thốn, yếu kém. Trong khi đó, công tác quản lý còn buông lỏng, chưa thực hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình.

Dẫn chứng cụ thể từ các vụ cháy tòa nhà Carina Plaza (TP.HCM) làm 13 người chết; cháy tòa nhà ở khu đô thị Xa La, hay sự cố đau lòng xảy ra tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông khiến nhiều người bị thiệt mạng..., ông Xiêm chỉ rõ, điểm chung của các tòa nhà trên là yêu cầu về PCCC chưa đảm bảo, chưa được trang bị đầy đủ nhưng vẫn đưa dân vào ở. Đối với các cơ sở kinh doanh thì chưa đủ điều kiện kinh doanh, chưa được nghiệm thu an toàn về PCCC vẫn cứ ngang nhiên hoạt động...

"Ở đây cũng có cả trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đã thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, giám sát, cấp phép cho các tòa nhà hoạt động khi chưa đủ các tiêu chuẩn, kỹ thuật về PCCC. Hoặc nếu có trang bị thì cũng kiểu chống đối, làm cho có, làm để qua mắt cơ quan kiểm tra, không bảo đảm được chất lượng PCCC.

Chính thái độ thiếu kiên quyết trong thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý đã tạo thành trào lưu chỗ này qua được, chỗ khác cũng qua; ở đây làm được, chỗ khác cũng làm. Rất bất cập, rất khó xử lý", Đại tá Ngô Văn Xiêm chỉ rõ.

Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC thẳng thắn cho rằng, những giải pháp, đề xuất cắt điện, cắt nước chỉ mang tính tình thế, chống cháy đúng là "chống cháy", không giải quyết được tận gốc của vấn đề.

"Giải pháp căn cơ là phải ngăn chặn các nguy cơ cháy nổ ngay từ đầu, bắt đầu từ giai đoạn hình thành dự án cho tới khâu thực hiện và hoàn thiện đưa vào sử dụng. Khâu kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, nếu phát hiện dự án không bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật PCCC phải kiên quyết đình chỉ, không cho phép hoạt động.

Tuy nhiên, trên thực tế, cứ xảy ra cháy nổ rồi mới đi kiểm tra, mới phát hiện không đủ tiêu chuẩn, không đáp ứng được yêu cầu, rồi đề nghị truy tố, khởi tố vụ án... nhưng cuối cùng cũng chưa xử lý được ai" - ông Xiêm nói.

Hiện tượng trên cũng khiến vị Đại tá cảm thấy bất an, lo ngại trước những cảnh báo về một thảm họa cháy nổ hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Thiếu chuyên môn chữa cháy

Ngoài những nguyên nhân trên, Đại tá Ngô Văn Xiêm đặc biệt lưu ý về công tác PCCC tại chỗ.

Vị Đại tá cho biết, theo quy định của Luật PCCC, trong đó quy định việc PCCC là trách nhiệm của toàn dân, của mỗi người dân trong cơ quan, xí nghiệp, tại các khu phố... Để thực hiện được việc đó, luật cũng quy định phải xây dựng các lực lượng PCCC tại chỗ. Thế nhưng, điều này chưa được thực hiện.

"Lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là những người lãnh đạo của các đội PCCC tại chỗ gần như không được đào tạo.

Tôi từng đưa ra khuyến nghị rất nhiều lần là phải thành lập các đội PCCC tại cơ sở. Tôi lấy ví dụ, một nhà xưởng rộng khoảng 2.000m2, thì dứt khoát phải thành lập một đội PCCC tại chỗ.

Người đội trưởng đội PCCC tại chỗ này phải được đào tạo bài bản, đầy đủ các kiến thức, kỹ năng về PCCC. Nếu làm được như vậy, khi xảy ra sự cố lập tức sẽ có người lên kế hoạch, chỉ đạo xử lý đám cháy ngay tức khắc mà không cần phải ngồi đợi lực lượng cảnh sát PCCC tới mới dập lửa.

Việc chỉ đạo xử lý chữa cháy kịp thời sẽ giúp ngăn chặn đám cháy lan rộng hơn, nguy hiểm hơn. Đây là điều quan trọng nhất nhưng lại ít được quan tâm nhất", nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC.

Với Hà Nội, Đại tá Ngô Văn Xiêm nói rõ, Hà Nội phải xử lý nghiêm khắc, dứt điểm để tránh những thảm họa về cháy nổ trong tương lai.

Muốn làm được như vậy, vị Đại tá cho rằng, trước hết Hà Nội phải tiến hành rà soát động bộ các dự án, chung cư, nhà cao tầng. Trên cơ sở đó, sẽ đưa ra những biện pháp xử lý cứng rắn, kiên quyết không cấp phép cho các tòa nhà không đủ tiêu chuẩn được đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, phải xử lý thật nghiêm những chủ đầu tư, doanh nghiệp không thực hiện đúng các quy định pháp luật và cháy nổ.

"Quan trọng là khi thực hiện các cơ quan quản lý nhà nước có vượt qua được rào cản lợi ích hay không? Có đủ dũng cảm để từ chối quyền lợi, từ chối các mối quan hệ quen biết mà thực thi cho đúng, cho nghiêm không? Đây chính là vấn đề của Hà Nội và Hà Nội phải làm cho tới nơi, tới chốn", vị Đại tá kỳ vọng.

ha noi lo tham hoa ve chay no co phai nhan tien Vụ "nhà liên tục phát hỏa": Có khả năng do tác động con người

Cơ quan chuyên môn của Long An đã thu hồi mẫu chất cháy tại nhà ông Nguyễn Văn An, bước đầu xác định có khả ...

ha noi lo tham hoa ve chay no co phai nhan tien Phát hiện nhiều sai phạm PCCC tại chung cư của Quốc Cường Gia Lai

Kiểm tra đột xuất chung cư Giai Việt do Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư, Bộ Công an phát hiện nhiều sai phạm ...

/ http://baodatviet.vn