Để thực hiện lộ trình hạn chế hoạt động xe máy tại các quận vào năm 2030, Hà Nội nghiên cứu thí điểm trước tại một số khu vực, tuyến đường có đủ điều kiện cơ sở, hạ tầng như đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi.
Đường Nguyễn Trãi ùn tắc trong giờ cao điểm. Ảnh Tô Thế |
Việc thí điểm hạn chế xe máy ở 2 tuyến đường này đầu tiên nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cho hay, dự kiến có thể một trong hai tuyến phố là Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi sẽ thí điểm đầu tiên việc hạn chế xe máy trong các quận nội thành của Hà Nội.
Người dân có thể sử dụng xe buýt nhanh BRT tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa, hoặc tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông.
Trong nghiên cứu, đề án đã tính tới việc ở một thời điểm nào đó sẽ dừng việc đăng ký xe máy mới để nhân dân cân nhắc việc mua sắm phương tiện trên cơ sở lộ trình thành phố đã đặt ra. Việc này cũng sẽ được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân.
Các chuyên gia nhận định, chỉ khi giao thông công cộng thuận lợi, hạ tầng giao thông thông thoáng, đáp ứng được nhu cầu người dân thì mới có thể hạn chế xe máy đi vào nội đô.
Dẫn chứng các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines người dân vẫn đi xe máy phổ biến và không cấm được xe máy, ông Nguyễn Xuân Thuỷ, nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Giao thông vận tải cho rằng, người dân có quyền đi phương tiện cá nhân nếu Nhà nước không đủ điều kiện đáp ứng các phương tiện thay thế.
Một bài học khác từ Yangon (Myanmar) mà Hà Nội cần cân nhắc, theo ông Thuỷ, khi chính quyền TP.Yangon thực hiện lệnh cấm xe máy vào năm 2003, đến nay TP này đang rơi vào tình trạng giao thông tắc nghẽn do lượng ô tô tăng nhanh đột biến. Và tới nay, Yangon lại đang tính tới việc xem xét cho phép xe máy trở lại hoạt động.
Ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nêu ví dụ, Quảng Châu (Trung Quốc) có lộ trình cấm xe máy là 10 năm. Chính quyền thành phố này cũng thực hiện việc hạn xe cá nhân theo lộ trình thời gian và khu vực. Tuy nhiên, việc đầu tiên là họ ban hành chủ trương để khuyến khích tư nhân phát triển hạ tầng, phương tiện công cộng.
Hiện nay, phương tiện giao thông công cộng chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đi lại của người dân. Mặt khác, phương tiện này di chuyển không đúng giờ và hợp lý nên người dân chưa lựa chọn.
Vì vậy, góp ý giải pháp phát triển giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy cho biết cần phát triển phương tiện giao thông công cộng. Khi phương tiện này đáp ứng nhu cầu đi lại, người dân tự động bỏ xe máy thay vì cấm bằng biện pháp hành chính.
Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng đường thông hè thoáng, cửa ngõ thành phố mở rộng để đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông triệt để, ông Thủy nhấn mạnh: "Không nên nhồi nhét cao ốc trong nội đô và biến bãi xe thành nhà cao tầng sẽ gia tăng áp lực giao thông cho thành phố. Mặt khác, chúng ta kết hợp xây dựng thành phố vệ tinh”.
Chuyện cấm xe máy và đặt mình làm người dân
“Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải quan tâm đến đối tượng bị tác động. Nếu mình là người dân thì mình ... |
Hà Nội cấm xe máy: Giám đốc Sở quả quyết đã nghiên cứu ở Trung Quốc
Lộ trình cấm xe máy ở Bắc Kinh, Thượng Hải là 3-5 năm, với Hà Nội lộ trình 12-13 năm, đủ điều kiện mới cấm ... |
Thí điểm cấm xe máy đường Lê Văn Lương-Nguyễn Trãi: Đằng nào cũng thua
Sẽ cấm xe máy các tuyến Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi để “cấm tiệt” sau 10 năm nữa, sẽ dừng đăng ký xe máy mới ... |
10 năm nữa Hà Nội phân biệt rõ: Giàu ô tô sang, nghèo đi bộ vui
TP.Hà Nội quyết tâm lên kế hoạch cấm xe máy, vì coi đây là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông, ô nhiễm môi ... |