Giáo sư Thành và “ngàn lẻ một cửa ải” của Bộ Giáo dục

Câu chuyện GS “quần đùi” Trương Nguyện Thành “trở về Mỹ do không đạt tiêu chuẩn hiệu trưởng của Việt Nam” cho thấy một khía cạnh khác của ngành giáo dục, đó là điều kiện kinh doanh (ĐKKD), nó nhiều đến mức TS Nguyễn Đình Cung từng lắc đầu ngao ngán: Bộ này phải có tới cả ngàn ĐKKD vì trong mỗi ĐKKD mà bộ liệt kê có tới hai, ba, bốn, thậm chí có tới năm ĐKKD con.

giao su thanh va ngan le mot cua ai cua bo giao duc

GS “quần đùi” Trương Nguyện Thành “trở về Mỹ do không đạt tiêu chuẩn hiệu trưởng của Việt Nam”.

Tâm thư gửi lại ĐH Hoa Sen của GS Trương Nguyện Thành nói rất rõ lý do không được công nhận vị trí hiệu trưởng (theo quy định phải đạt đủ 5 năm kinh nghiệm quản lý khoa/phòng) cho dù ông đạt 16/18 phiếu tín nhiệm để bầu hiệu trưởng nhiệm kỳ 2017-2022.

Có hai lưu ý trong vụ việc. Thứ nhất, năm 2007, GS Trương Nguyện Thành từng từ Mỹ trở về Việt Nam theo lời mời gọi của GS Nguyễn Thiện Nhân, khi đó đương chức Phó Chủ tịch UBND TP.

Thứ hai, TPHCM cũng vừa có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục thẩm định và sớm hướng dẫn việc công nhận chức vị hiệu trưởng đối với GS Thành bởi ông từng tham gia công tác tuyển sinh và quản lý sinh viên cao học Khoa Hóa ĐH Utah (Mỹ), và chỉ là do có sự khác nhau về bộ máy tổ chức giáo dục nước ngoài/trong nước, nên chưa thể thẩm định quá trình này có phù hợp với tiêu chuẩn hiệu trưởng hay không.

Đã đành quy định là quy định, nhưng với quy định này, đúng là chúng ta đang “trải đinh dưới thảm” khi khước từ một tấm lòng nhiệt huyết, mong được phụng sự đối với một giáo sư bậc cao cấp nhất, được thừa nhận từ một nền giáo dục hàng đầu thế giới. Với quy định này, chúng ta làm nản lòng những người muốn trở về. Ông Nguyễn Đức Minh, một thành viên Ban Pháp chế VCCI cho biết sẽ nêu trường hợp GS Thành như một ví dụ trong Hội thảo lấy ý kiến bãi bỏ điều kiện kinh doanh của ngành giáo dục vào ngày 15.5 tới đây.

Nhân vụ GS Thành hôm nay, không thể không nhắc lại rằng Bộ Giáo dục còn quá nhiều rào cản trên con đường cải cách với “cả ngàn ĐKKD”.

“Cả ngàn” là cách nói của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM trong cuộc họp giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Bộ Giáo dục cuối tháng 3 vừa qua.

Hôm ấy, có những chi tiết rất đắt. Đó là chuyện “trong mỗi ĐKKD mà bộ liệt kê có tới hai, ba, bốn, thậm chí có tới năm ĐKKD con”. Nào là “tư duy quản lý kém, cũ kỹ và lạc hậu áp đặt thành các ĐKKD”, và đó là tâm thế “chưa chịu bỏ những ĐKKD mà cơ quan quản lý có thể sáng đúng chiều sai sáng mại lại đúng”. Chẳng hạn điều kiện: Phòng học phải mát. Cho dù thế nào là “đủ”, “mát” là không thể xác định, hoặc xác định người thi hành công vụ thích hay không.

Quy định quy trình quy chuẩn là do con người đặt ra, mục đích là để phụng sự con người, và đây có lẽ là cơ hội cho Bộ trưởng Nhạ chứng tỏ sự không bảo thủ của mình.

giao su thanh va ngan le mot cua ai cua bo giao duc Bộ Giáo dục đề nghị Đại sứ quán Mỹ hỗ trợ visa cho học sinh

Bộ đã gửi email cho Đại sứ quán Mỹ để hỗ trợ phỏng vấn lần ba học sinh; gửi email cho Ban tổ chức cuộc ...

giao su thanh va ngan le mot cua ai cua bo giao duc Hướng nghiệp, học sinh phải “tự bơi” đến bao giờ?

Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) và cơ quan quản lý giáo dục các cấp đã có sự quan tâm đến công tác hướng ...

giao su thanh va ngan le mot cua ai cua bo giao duc Quy tắc ứng xử trong trường học: Bỏ ngay kiểu quyền uy, thầy cô là nhất

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, trong quy tắc ứng xử tại trường học mà Bộ GDĐT chuẩn bị ban hành, nhất ...

/ https://laodong.vn