Giang hồ bảo kê nông sản: Đã biết, đang điều tra...

Trong khi cơ quan chức năng Đắk Nông chưa tìm được ra kẻ phá hoại nông sản, người dân hàng ngày vẫn nơm nớp lo sợ.

Vụ việc rất nhiêm trọng

Sáng ngày 4/6/2018, ông Đinh Minh Tuấn - Trưởng Công an xã Quảng Sơn, huyện Đắk G\'Long, Đắk Nông cho biết, thông tin nhóm giang hồ đòi tiền bảo kê nông sản trong hơn 3 năm qua rất nghiêm trọng.

"Chờ chúng tôi (ban ngành các cấp) bàn bạc rồi thông tin cụ thể lại sau" - ông Tuấn nói.

Theo tìm hiểu của PV, rẫy hồ tiêu bị thường xuyên bị phá hoại ở thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn nằm ở khu đất tranh chấp giữa một công ty lâm nghiệp và người dân. Kẻ gian không phá hoại thường xuyên mà mỗi năm chỉ 1 - 2 lần, tập trung chủ yếu với thời điểm đêm tối.

Mặc dù, sự việc xảy ra trong suốt 2 năm qua nhưng chưa có đối tượng nào ép người nông dân giao tiền bị bắt và xử lý. Trong khi đó, có nhiều vườn tiêu ở địa bàn thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn đã bị triệt phá trong đêm.

Ông Mai Văn Tùng - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đắk G\'Long thừa nhận, việc nhóm giang hồ thường xuyên đến xã Quảng Sơn quậy phá, đòi tiền bảo kê vườn tiêu khiến cho người nông dân hoang mang, không yên tâm tập trung sản xuất nông nghiệp.

Thế nhưng, bộ phận quản lý nông nghiệp của huyện Đắk G\'Long cũng chỉ biết trông chờ vào công tác điều tra của lực lượng công an.

giang ho bao ke nong san da biet dang dieu tra

Vườn hồ tiêu của một người dân ở thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn bị kẻ gian phá hoại (Ảnh Zing).

Tiếp tục liên hệ với ông Nay Gia Phú - Trưởng Công an huyện Đắk G\'Long để tìm hiểu vụ việc nhưng vị trưởng công an này cho biết mình không phải người phát ngôn nên không trả lời bất cứ nội dung nào liên quan đến vụ việc.

Theo ông Phạm Hữu Hào - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông, tình trạng giang hồ bảo kê nông sản không chỉ mới xuất hiện mà trước đây đã có thực trạng tương tự xảy ra với người dân trồng sầu riêng.

"Vụ việc liên quan đến tình trạng bảo kê, giang hồ thì lực lượng công an tập trung điều tra, xử lý. Việc nhóm giang hồ đòi tiền bảo kê hồ tiêu ở huyện Đắk G\'Long, phía Tỉnh ủy đã nắm được thông tin và giao cho công an tỉnh điều tra, xử lý" - ông Tùng cho biết.

Thương lái không bất ngờ

Trước thông tin có nhóm giang hồ yêu cầu người nông dân phải nộp tiền bảo kê hồ tiêu ở huyện Đắk G\'Long, Đắk Nông, bà Nguyễn Thị Trúc - một thương lái thu mua hồ tiêu ở Phú Yên tỏ ra không bất ngờ. Theo bà Trúc, tình trạng nhóm người "có số má" đứng ra thâu tóm việc thu mua, ép giá nông sản vẫn xảy ra ở một số khu vực.

Hàng năm, bà Trúc vẫn tìm đến các tỉnh Tây Nguyên để thu mua hồ tiêu nhưng rất khó để tiếp cận được với người dân mà phải thông qua "cò" hồ tiêu. Bà Trúc cho biết: "Những người này là đầu mối dẫn chúng tôi đến một số khu vực tập kết tiêu từ các hộ dân trồng trên địa bàn. Hoặc muốn làm việc với trực tiếp với người dân cũng phải thông qua nhóm này".

Nhưng bà Trúc cũng cho rằng, không phải xảy ra ở tất cả mọi nơi.

"Chỉ một số khu vực xuất hiện tình trạng này. Nếu muốn yên ổn làm ăn thì chúng tôi phải qua nhóm cò này nếu không sẽ bị gây khó dễ" - bà Trúc chia sẻ.

Một thương lái chuyên thu mua nông sản ở các tỉnh Tây Nguyên cũng cho biết, những năm gần đây thường phải cạnh tranh gay gắt với các thương lái Trung Quốc nên việc thu mua nông sản gặp nhiều khó khăn.

"Thương lái Trung Quốc thường thuê một nhóm người thu mua nông sản hộ, còn các thương lái này ít khi ra mặt. Để thu mua được nông sản, nhóm thương lái này thường dùng nhiều cách khác nhau, trong đó không loại trừ cả việc thuê giang hồ ép giá người nông dân và ngăn cản những thương lái khác mua" - người này cho biết.

giang ho bao ke nong san da biet dang dieu tra Đã sẵn sàng... kêu cứu

Không cần phải là Trạng Trình hay nhà tiên tri Vanga, ngay từ hôm nay, chúng ta đã nhìn thấy trong tương lai gần những ...

giang ho bao ke nong san da biet dang dieu tra TQ gây bất ngờ: Thế mạnh Việt Nam tụt đáy

Thị trường Trung Quốc ngừng “ăn hàng” khiến nhiều loại trái cây Việt giảm giá mạnh, thậm chí có loại còn phải “giải cứu” do ...

giang ho bao ke nong san da biet dang dieu tra Báo động đỏ tình trạng giải cứu nông sản

Các cuộc giải cứu nông sản năm nào cũng tái diễn, như giải cứu heo đến dưa hấu, hành tím, mía đường, khoai lang, chuối, ...

/ Đất Việt