Giải mã vụ máy bay Mỹ ném bom nguyên tử xuống Canada

5 năm sau ngày ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, Không quân Mỹ lại một lần nữa ném bom nguyên tử nhưng lần này là tình thế bắt buộc và kẻ phải nhận bom lại là láng giềng Canada.

Bom nguyên tử và bom khinh khí là vũ khí có uy lực nhất mà nhân loại chế tạo được hiện nay. Cần phải nhấn mạnh là vũ khí “hoàn toàn do người chế tạo” là bởi vì có một số người đề xuất các kế hoạch điên rồ là dùng uy lực của bom hạt nhân kích nổ núi lửa tạo ra sóng thần, động đất. Nhưng trong những kế hoạch này, uy lực của “vũ khí” tuy cực lớn nhưng lại là lợi dụng địa hình chứ không hoàn toàn do người tạo ra.

giai ma vu may bay my nem bom nguyen tu xuong canada

Do uy lực cực lớn của bom nguyên tử, lần đầu tiên nhân loại thấy được năng lực đáng sợ có thể hủy diệt bản thân nền văn minh toàn cầu. Người phát hiện lý thuyết hạt nhân Einstein từng nói: Tôi không thể xác định chiến tranh thế giới lần thứ 3 dùng vũ khí gì nhưng đại chiến thế giới lần thứ 4 chắc chắn là bằng đá (câu này có ý muốn nói rằng đại chiến thế giới lần 3 đã dùng vũ khí hạt nhân hủy diệt toàn thế giới cho nên đến lần đại chiến thứ 4, chỉ còn có thể dùng đá để đánh nhau).

Hiện nay trên thế giới có hàng vạn quả bom nguyên tử, hàng giờ hàng phút có thể thiêu hủy mọi sinh vật trên địa cầu. Điều đáng sợ nữa là, theo báo chí công khai, những quả bom hạt nhân bị đánh rơi chưa tìm thấy cũng lên đến chục quả. Riêng Liên Xô khi giải thể số bom nguyên tử bị mất cũng đã hơn 200 quả. Những quả bom hạt nhân bị mất không rõ tung tích này mới là uy hiếp lớn nhất cho nhân loại. Ngoài ra, do gặp phải sự cố, mặc dù là những đồng minh thân cận nhất cũng không tránh khỏi việc bị ném bom hạt nhân.

Uy lực cực lớn của bom nguyên tử không chỉ gây ra nỗi kinh hoàng cho Nhật Bản mà còn tạo dư âm sợ hãi trong tâm nhân dân toàn thế giới. 5 năm sau ngày ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, Mỹ lại ném một quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ nước đồng minh thân mật nhất, láng giềng hữu hảo nhất là Canada.

giai ma vu may bay my nem bom nguyen tu xuong canada

Ngày 13.2.1950, một chiếc B-36 số hiệu 2075 của Liên đội máy bay ném bom số 7 của Không quân Mỹ thực hành nhiệm vụ chuyển trường từ Alaska đến Caswell, Texas. Đáng lẽ việc chuyển trường này rất dễ dàng: bay trong lãnh thổ, radar giám sát toàn hành trình và có các điều kiện bảo vệ tốt nhất. Nhưng mà chiếc máy bay này lại xảy ra một sự cố nghiêm trọng: 3 động cơ của nó liên tiếp ngừng hoạt động khiến máy bay thiếu động lực nghiêm trọng và rơi nhanh xuống.

Nếu chỉ là vụ rơi máy bay ném bom thông thường, tuy có gây tổn thất nghiêm trọng nhưng cũng không đến mức không chịu nổi. Nhưng mà điều đáng sợ là trên chiếc máy bay này có mang quả bom nguyên tử Mark-4 với đương lượng nổ tương đương 30.000 tấn thuốc nổ TNT. Nó chính là phiên bản cải tiến của quả bom nguyên tử đã ném xuống Nagasaki. Nếu quả bom này nổ thì hậu quả không thể tưởng tượng nổi.

Đối mặt với tình huống máy bay rơi nhanh, phi hành đoàn quyết định vứt bỏ quả bom để giảm trọng lượng máy bay, làm chậm tốc độ rơi. Đây cũng là bất đắc dĩ, nếu không vứt bỏ, bom nguyên tử cũng sẽ rơi cùng với máy bay khả năng phát nổ càng lớn, như vậy chẳng bằng trực tiếp vứt nó xuống vùng biển của bang British Columbia của Canada.

giai ma vu may bay my nem bom nguyen tu xuong canada

Sau khi chiếc máy bay đã vứt bỏ bom nguyên tử, nó vẫn không ngừng rơi. Cuối cùng tổ bay nhảy dù trên một hòn đảo của Canada còn chiếc máy bay thì rơi xuống và phát nổ.

Quả bom nguyên tử bị vứt ra là Mark-4 cuối cùng rơi xuống biển, xung kích cực lớn trong nước gây ra một tiếng nổ lớn. Nhưng may mắn là tiếng nổ chỉ là nổ bộ phận thuốc nổ thường, nhiên liệu hạt nhân không bị kích nổ. Nhưng bộ phận hạt nhân của quả đạn ấy cũng rơi xuống biển không thấy dấu vết.

Vụ thất lạc bom nguyên tử này đã xảy ra gần 70 năm. Nhiều năm qua, vụ mất bom nguyên tử này vẫn là một lời cảnh tỉnh cho thế giới như một tai nạn hạt nhân nghiêm trọng. Năm 2016, một người thợ lặn Canada tuyên bố đã phát hiện ra quả bom nguyên tử Mark-4 của Mỹ bị mất năm xưa trong một lần lặn xuống biển. Tuy nhiên đến nay việc này vẫn chưa được chứng thực.

giai ma vu may bay my nem bom nguyen tu xuong canada Vũ khí Triều Tiên: Từ trò đùa thành nỗi sợ hãi

Không nhiều người nghĩ rằng các chương trình vũ khí của Triều Tiên lại tiến triển mạnh như thế trong năm 2017. Thế năm 2018 ...

/ http://danviet.vn