Giá dịch vụ tự nguyện tại các bệnh viện công đang có sự vênh nhau. Cùng một dịch vụ nhưng mỗi nơi lấy một giá khiến người bệnh phân vân khi đến khám dịch vụ.
Chỉ lấy giá một số dịch vụ tại các bệnh viện ở Hà Nội so sánh cũng thấy sự khác nhau. Thậm chí, trong cùng một bệnh viện cũng có nhiều mức giá khác nhau cho cùng một dịch vụ.
Tại BV Nhi Trung ương, giá khám tự nguyện là 160.000 đồng/lần trong giờ hành chính và 310.000 đồng/lần ngoài giờ hành chính. Thậm chí, giá khám chuyên khoa không hẹn trước tại bệnh viện này là 680.000 đồng/lần; giá khám cấp cứu, khám đa khoa không hẹn trước, khám chuyên khoa có hẹn trước là 580.000 đồng/lần...
Tiền khám dịch vụ ở nhiều bệnh viện công có giá chênh lệch rất lớn, dao động từ 100.000 - 690.000 đồng/lần khám. Cùng đó, dịch vụ mổ sớm tại các bệnh viện cũng từ 5-15 triệu đồng/ca. Đã có không ít phản ánh của người bệnh về tình trạng khám dịch vụ nhưng dịch vụ cung cấp lại không tương xứng.
Trước tình trạng trên, Bộ Y tế đang lấy ý kiến vào dự thảo Thông tư quy định tổ chức hoạt động và giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Dư luận kỳ vọng quy định mới sẽ chấm dứt được tình trạng loạn giá khám chữa bệnh tự nguyện và đảm bảo chất lượng loại hình dịch vụ này.
Dự thảo Thông tư của Bộ Y tế quy định, giá khám dịch vụ theo yêu cầu tại Hà Nội và TP.HCM tối đa là 300.000 đồng/lần khám. Còn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ tối đa 250.000 đồng/lần khám. Các tỉnh, thành phố còn lại, tối đa 200.000 đồng/lần khám.
Đối với các cơ sở chất lượng cao, mức thu tối đa không quá 2 lần mức vừa nêu. Tức là mức cao nhất không quá 600.000 đồng/lần khám.
Bộ Y tế cũng quy định mức trần của phòng điều trị theo yêu cầu tại các bệnh viện, cũng theo 3 mức tùy từng tỉnh, thành phố. Tại Hà Nội và TP.HCM, phòng đặc biệt (phòng có 1 giường) giá 3 triệu đồng/ngày; phòng 2 giường là 1,5 triệu đồng/người/giường; phòng 3 giường là 800.000 đồng/người/giường và phòng 4 giường là 600.000 đồng/người/giường.
Mức giá tương ứng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ lần lượt là: 1,8 triệu đồng, từ 600.000 đến 900.000 đồng và 450.000 đồng. Mức giá tại các tỉnh còn lại lần lượt là: 1,2 triệu đồng, từ 400.000 đến 600.000 đồng và 300.000 đồng.
Theo ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), việc xây dựng dự thảo nhằm thống nhất giá và các điều kiện khám dịch vụ cho các bệnh viện công, không để tình trạng mỗi nơi một giá hoặc điều kiện vật chất, dịch vụ chưa tương xứng với giá mà bệnh viện quy định. Các mức giá dựa trên tính toán các chi phí trang thiết bị vật tư, từ găng tay, bông băng đến chi phí máy móc, lương bác sĩ...
Bệnh viện công lớn nhất Hải Phòng miễn phí gửi xe
Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng miễn phí gửi xe cho bệnh nhân, người đến khám chữa bệnh, riêng người dân đến thăm bệnh ... |
Thiếu minh bạch, bệnh viện công đang “rò rỉ” 10.000 tỉ đồng/năm?
Theo tính toán của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), nếu hệ thống bệnh viện công lập công bố chi ... |