Đây là số liệu được công bố trong phiên họp của Hội đồng, đánh giá các chỉ số kinh tế vĩ mô trong quý III và 9 tháng đầu năm 2017. Phiên họp diễn ra vào chiều ngày 28/9, do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp. Ảnh VGP/Thành Chung |
Bên cạnh số liệu GDP, một số dư liệu kinh tế quan trọng cũng được công bố trong phiên họp. Cụ thể, lạm phát tháng 9 tăng 0,59%, so với tháng 12/2016 thì lạm phát tăng 1,83%, so với cùng kỳ thì tăng 3,4% và lạm phát bình quân là 3,97%. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng là 1,45% và dự báo trong năm nay sẽ ở khoảng 1,5-1,8%, dưới mức chỉ tiêu quốc hội giao.
Trong khi đó, do mặt bằng lãi suất ổn định, huy động vốn cho nền kinh tế qua kênh trái phiếu Chính phủ trong 9 tháng qua đang ở mức 147.000 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch. Vốn hoá thị trường chứng khoán tăng 38,7% tương ứng giá trị 60% GDP. Chỉ số VN-Index vượt 800 điểm sau gần 10 năm. Thị trường chứng khoán phái sinh hoạt động hiệu quả sau hơn một tháng đầu tiên khai trương.
Thị trường ngoại tệ ổn định, không có biến động lớn về tỷ giá, các nhu cầu hợp pháp về ngoại tệ được đáp ứng kịp thời.
Đáng chú ý, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cao kỷ lục khi tới ngày 20/9 có 14,6 tỷ USD đăng ký mới, tính cả số vốn điều chỉnh đầu tư tăng thêm 6,8 tỷ USD thì tổng mức đăng ký là tăng 21,7% so cùng kỳ. Vốn đầu tư thực hiện trong 9 tháng là 12,3 tỷ USD tăng 15%.
Bên cạnh đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) lại tăng trưởng qua từng quý. Số liệu được công bố tại cuộc họp cho biết quý III/2017, GDP sẽ tăng 7,46% (trong đó Quý I là 5,15%, quý II là 6,28%). Tăng trưởng GDP 9 tháng qua ở mức 6,41%. Tăng trưởng quý III tăng mạnh là nhờ chỉ số tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp (13,2% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có đóng góp mạnh mẽ từ công nghiệp chế biến, chế tạo (12,77%) và tăng trưởng của xuất khẩu (19,5% so với cùng kỳ).
Thảo luận trong phiên họp, các thành viên Hội đồng đánh giá chính sách tiền tệ và tài khoá được điều hành ổn định, phối hợp nhịp nhàng, góp phần đưa các chỉ số vĩ mô chuyển biến theo hướng tích cực. Các thành viên Hội đồng cũng kiến nghị tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cải cách hành chính, cắt giảm các thủ tục đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp; nhanh chóng sửa đổi, ban hành chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng giảm lãi suất, giảm chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp,...
Sốc: 70% giáo viên đứng lớp không có năng khiếu sư phạm?
Đó là con số được đưa ra tại Hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông (GDPT) do Uỷ ban Văn ... |
Nợ công lên đến hơn 2 triệu tỷ đồng, tương đương 61% GDP
Nợ công năm 2015 tương đương 61% GDP. Trong khi đó nợ công năm 2011 mới chỉ là 54,9% GDP. Nợ chính phủ bảo lãnh ... |
Xin hiến kế cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%. dựa vào tỷ lệ 62,3% chi ... |
http://viettimes.vn/gdp-9-thang-dang-o-muc-641-140179.html