Như vậy là, bản quyền giải V.League 2018 thay vì tiếp tục được giao độc quyền cho Next Media theo hợp đồng kí kết với Cty CP bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) trước đây, thì nay đã được VPF “thu hồi” và hợp tác với nhiều nhà đài để phát sóng.
Trong đội ngũ nhà đài chia sẻ bản quyền phát sóng các trận đấu tại vòng 1 V.League 2018 có VTV6, K+, và FPT TV, HTV Thể thao và BTV2 được cho rằng cũng sẽ tham gia.
Tuy nhiên, theo tin cập nhật mới nhất từ K+, nhà đài này không chỉ phát sóng 2 trận đấu ở vòng 1 V.League (từ ngày 10.3 trận Quảng Nam – Sài Gòn, và 11.3 trận Than Quảng Ninh – SHB Đà Nẵng). Mà suốt mùa giải V.League 2018, K+ sẽ chọn lựa phát sóng từ 1-2 trận trong mỗi vòng đấu trên các kênh thể thao và trên tất cả các hạ tầng như truyền hình số vệ tinh, truyền hình trực tuyến qua ứng dụng OTT trên di động…
Giữa hai mô hình giao độc quyền bản quyền phát sóng truyền hình giải V.League cho một đơn vị và bán cho nhiều đơn vị chưa thể khẳng định ngay được phương án nào có lợi hơn, nhưng chí ít đối với bên bán bản quyền, sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác duy nhất, và khi nếu có trục trặc xảy ra thì hệ lụy cũng lớn hơn.
Giải V.League chưa phát triển mạnh vì thế nguồn thu từ bản quyền truyền hình cũng chưa nhiều. Tuy nhiên, đã hàng chục năm nay bản quyền V.League được bán theo kiểu cũ, tức là giao độc quyền cho một đơn vị khai thác, cũng chưa mang lại được gì thực sự mới mẻ và hiệu quả lớn về tài chính. Chính vì thế, với việc chọn phương thức mới chia sẻ bản quyền cho nhiều nhà đài, cũng thông qua đó mở rộng được những loại hạ tầng phát sóng, tiếp cận được những tập khán giả đa dạng hơn – từ những người trung thành với các kênh truyền hình quảng bá đến các kênh truyền hình số, truyền hình Internet, truyền hình phát qua ứng dụng OTT trên smartphone. Một khi trường phổ cập và tiếp cận của bản quyền phát sóng V.League rộng mở hơn, thì cơ hội quảng bá bóng đá Việt cũng như cơ hội kinh doanh từ bản quyền truyền hình bóng đá sẽ tăng lên.
Về lâu dài, cách làm đa dạng hóa đơn vị mua bản quyền cũng sẽ giúp bên bán dần hình thành các gói bản quyền khác nhau đáp ứng các nhu cầu khác nhau của bên mua, như cách mà BTC giải Ngoại hạng Anh triển khai nhiều năm nay đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội hơn rất nhiều so với cách làm là chỉ có 1 gói và bán độc quyền cho 1 đơn vị.
Lùm xùm vở diễn thực cảnh 500 tỷ: Đạo diễn Việt Tú bị khởi kiện
Một công ty đã khởi kiện đạo diễn Nguyễn Việt Tú ra toà để đòi bồi thường vì cho rằng kịch bản sân khấu do ... |
“Sếp cũ” VPF nói gì về vụ "ký lố" hợp đồng 4 năm với Next Media
Trước ngày khởi tranh, V.League 2018 đứng trước nguy cơ không được tường thuật trực tiếp do những tranh chấp về bản quyền giữa đơn ... |
Tranh chấp bản quyền, V.League có nguy cơ “trắng” trên truyền hình
Mùa giải V.League 2018 đang đứng trước nguy cơ không đến được với khán giả truyền hình, khi phía đơn vị tổ chức là Cty ... |
Sau thành công của U23 Việt Nam, VFF công bố bản quyền sở hữu hình ảnh
Tối ngày 2.2, VFF đã ra thông báo liên quan đến việc sở hữu bản quyền hình ảnh của các ĐTQG Việt Nam. |
Từ vụ Bùi Tiến Dũng đến bản quyền hình ảnh của các ngôi sao thế giới
CLB Thanh Hóa nắm bản quyền hình ảnh thủ môn Bùi Tiến Dũng thông qua hợp đồng lao động. Tuy nhiên đó không phải là ... |