Đừng để tiền bạc ngăn cách thầy trò

Quy định giáo viên đánh học sinh bị phạt tiền đến 30 triệu đồng đang khiến nhiều người bất bình

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo được đưa ra để lấy ý kiến đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu nội dung Điều 32 của Dự thảo, cảm giác của tôi và chắc cũng là của nhiều người, đó là sự trừu tượng, mơ hồ. Ví dụ như quy định: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học; phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi xâm hại thân thể người học.

dung de tien bac ngan cach thay tro

Theo Dự thảo Nghị định, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi xâm hại thân thể người học.

Đọc xong, chắc chắn nhiều người sẽ cùng chung câu hỏi: Thế nào là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học? Thế nào là hành vi xâm hại thân thể người học? Xâm hại đến mức nào hay cứ xâm hại là bị phạt rồi? Những vi phạm này có cần lập biên bản không? Ai là người lập biên bản? Có bắt buộc phải là hành vi bị bắt quả tang không? Hay chỉ cần học sinh quay phim, ghi âm rồi tố cáo?

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra và thật không dễ để trả lời. Chỉ vài dòng trong một điều của Dự thảo mà có ngần ấy mối băn khoăn, đủ thấy nó phức tạp và khó khả thi đến mức nào.

Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong quan điểm, phương pháp dạy học, song ở nước ta vẫn tồn tại phương châm dạy kiến thức đi kèm với rèn luyện tính cách, đạo đức, nết người cho học trò. Với quan điểm ấy, trong quá trình đứng lớp, việc giáo viên có thể trách mắng, phê bình học trò là điều có thể hiểu và thông cảm được.

Tôi không ủng hộ việc các thầy cô mạt sát, bạo lực với học trò, nhưng vẫn nghĩ, phải nghiêm khắc, uốn nắn học trò từ bé, không thể xuề xòa, dễ dãi, nuông chiều. Do đó, việc đưa ra quy định xử phạt chung chung, trừu tượng, mơ hồ như thế này sẽ khiến các giáo viên rất lưỡng lự, khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp giáo dục đối với học sinh. Họ không thể thoải mái, say sưa cống hiến khi vừa dạy dỗ học trò, vừa phải chịu áp lực hình phạt tiền lơ lửng trên đầu. Một số tiền không hề nhỏ.

Nhưng đó không phải là điều bất cập duy nhất của Dự thảo. Điều mà tôi thấy lạ và cứ băn khoăn tự hỏi, đó là không hiểu người ta dựa vào điều gì để đưa ra mức phạt tiền kia? Và tại sao hình phạt chính, áp dụng trong môi trường giáo dục lại là phạt tiền? Thầy cô vi phạm bị phạt tiền. Học trò vi phạm cũng bị phạt tiền. Trong khi, ở môi trường giáo dục, giữa họ không hề có hợp đồng nào liên quan đến… kinh tế. Và, học sinh - đối tượng đến trường chỉ với mong muốn được tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, được thầy cô dạy bảo những điều hay lẽ phải ấy còn đang ở độ tuổi bố mẹ phải chăm sóc, nuôi nấng, chưa làm gì ra tiền, giờ “đè” các em ra phạt, với số tiền hàng chục triệu đồng, có nên chăng?

Phía bên kia, các thầy cô giáo - những người vốn được xếp vào hạng “nhà nghèo”, lương ba cọc ba đồng, có những người mới vào nghề lương chỉ vài ba triệu một tháng, vậy mà luôn bị treo lơ lửng trên đầu mức phạt, cao nhất lên tới 30 triệu đồng, thử hỏi, nếu chẳng may vi phạm, chẳng lẽ họ phải ứng lương để đóng?

Có thể, đưa ra mức phạt tiền thật nặng sẽ khiến các thầy, cô giáo và học sinh phải e ngại, sợ sệt mà thận trọng, kiềm chế, điều chỉnh hành vi, nhưng cùng với đó, chắc chắn cũng làm mất đi mối quan hệ, tình cảm tự nhiên của thầy trò dành cho nhau. Trong mối quan hệ thiêng liêng kia luôn lơ lửng số tiền hàng chục triệu đồng treo ở giữa, sẽ đẩy thầy trò đứng về hai phía, luôn thận trọng nhìn nhau như những đối tác ngoài thương trường, chỉ cần ai sơ suất cũng sẵn sàng bị trả giá với giá… quá đắt?!?

dung de tien bac ngan cach thay tro

Giáo viên đánh, xúc phạm học sinh có thể bị phạt tới 30 triệu đồng.

Còn một điều nữa, đó là số tiền phạt kia do ai thu? Giả sử học sinh vi phạm thì hình thức thu thế nào? Và quan trọng hơn, số tiền đó sẽ được chuyển cho ai, nộp vào đâu, sử dụng với mục đích gì? Nếu số tiền phạt ấy nhà trường thu và sung quỹ, thì điều đó sẽ thật nực cười. Bởi vì, trong trường hợp này, một bên là người vi phạm, một bên là nạn nhân - đối tượng bị xúc phạm. Nếu bên vi phạm bị phạt tiền thì đối tượng được nhận sẽ phải là phía bên kia, coi đó như một sự đền bù, bồi thường, chứ không thể có một bên thứ ba đứng ra làm trọng tài rồi thụ hưởng số tiền đó. Nhưng, nếu giả sử phía nạn nhân được nhận số tiền phạt, rất có thể sẽ phát sinh ra trường hợp oái oăm hơn, ví như học trò cá biệt cố tình… “cà khịa” khiến thầy cô trong phút thiếu kiềm chế mà xúc phạm, xâm phạm mình rồi báo cáo trường xử phạt, để được tiền thì sao?

Trước những quy định chặt chẽ về việc thu, chi, quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp hiện nay, nếu Dự thảo này được ban hành và triển khai đưa vào thực hiện sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề cực kỳ phức tạp. Nói thẳng ra, giả sử số tiền đó nhà trường được thu, hoặc có nộp lên trên thì nguồn tiền ấy cũng chẳng vẻ vang gì. Dùng vào việc gì cũng khiến người ta cảm thấy áy náy, bứt rứt vì đó là nguồn tiền phát sinh từ mối quan hệ thầy trò, vốn được xã hội ta đặc biệt coi trọng.

Để điều chỉnh mối quan hệ thầy trò, Bộ Giáo dục đã có những quy định cụ thể về những hành vi chuẩn mực của giáo viên, học sinh trong môi trường sư phạm. Các trường hầu hết lại có những quy định riêng để thầy, cô, học trò tuân theo. Vượt ra ngoài quan hệ thầy trò, đã có đầy đủ những điều, khoản quy định chặt chẽ trong luật Dân sự, Hình sự.

Vì vậy, việc đưa thêm những quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, nhất là lại đưa tiền ra để làm phương tiện đo đạc, răn đe, tôi nghĩ là cách cực đoan, không cần thiết.

Đừng chỉ vì mục đích răn đe, ngăn ngừa bạo lực, mà đẩy mối quan hệ thầy trò trở nên căng thẳng, xa cách, để rồi rất có thể dẫn đến một sự bạo lực khác cao hơn…!

dung de tien bac ngan cach thay tro Ma túy tìm thấy trong đại nhạc hội ở hồ Tây nguy hiểm thế nào?

Với kết quả bước đầu xét nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện chất ketamine trong một số tang vật thu giữ tại hiện trường ...

dung de tien bac ngan cach thay tro Những cung đường hiểm nguy ngày tựu trường của thầy trò vùng cao

Để đến trường dự lễ khai giảng, nhiều học sinh miền núi phải trải qua những quãng đường gian nan, nguy hiểm.

dung de tien bac ngan cach thay tro Thầy trò rốn lũ Thanh Hóa cởi dép, lội bùn đến trường dự khai giảng

Nhiều trường học ở Thanh Hóa vẫn còn tan hoang, ngập bùn đất, nhưng lãnh đạo địa phương vẫn nỗ lực tổ chức “khai giảng ...

dung de tien bac ngan cach thay tro Những người thầy ngày lên bục giảng, tối đi đánh cá nuôi học trò

Bữa cơm của thầy trò Trường Tân Dân hôm nay có món cá hấp thơm phức, cùng rau cải luộc. Chỉ ngần ấy cũng khiến ...

dung de tien bac ngan cach thay tro Đại học Mỹ cấm thầy trò yêu nhau

Đại học Syracuse ở New York, Mỹ, mới đây thông báo cấm giảng viên trường hẹn hò với sinh viên. Câu chuyện này một lần ...

/ http://danviet.vn