Dùng công nghệ kiểm soát tài sản cán bộ: Vẫn lo

Có thể dùng công nghệ để quản lý biến động tài sản cán bộ nhưng sự quản lý ấy vẫn phải dựa trên bản khai gốc của cán bộ, công chức.

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 20/11 đã dành một tiểu mục quy định "cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập" và Thanh tra Chính phủ sẽ chủ trì xây dựng đề án trên phạm vi cả nước.

Theo thông tin lãnh đạo Vụ pháp chế (Thanh tra Chính phủ) chia sẻ trên báo chí, dự kiến cơ sở dữ liệu này sẽ đảm bảo cho khoảng 2 triệu bản kê khai lần đầu và các năm tiếp theo sẽ tập trung vào các chức danh quan trọng, từ giám đốc sở trở lên cũng như các vị trí dễ xảy ra tham nhũng.

Bình luận về thông tin Việt Nam sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu của 2 triệu bản kê khai tài sản, PGS.TS Ngô Thành Can, Phó trưởng kho Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính cho biết, kiểm soát tham nhũng cũng như chủ trương kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức đã có trong Luật phòng, chống tham nhũng và một số văn bản khác.

Tuy nhiên, trước đây các cơ quan chức năng làm theo phương pháp truyền thống, tức cán bộ, công chức, viên chức kê khai xong thì lưu trữ lại bản khai, khi nào có vấn đề gì mới giở ra. Vì thế mới có chuyện trong số hơn 1,1 triệu đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập năm 2018, cơ quan chức năng chỉ tiến hành xác minh 44 người, trong đó phát hiện 6 người vi phạm, theo thống kê của Ủy ban Tư pháp. Việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm (giảm 56,4% so với năm 2017).

Đã có nhiều ý kiến và văn bản đề xuất sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức và Việt Nam đang tiến hành xây dựng. Cán bộ, công chức sẽ kê khai tài sản, thu nhập, trên cơ sở đó cơ quan quản lý tập hợp lại và sử dụng công nghệ để lưu trữ, kiểm soát.

dung cong nghe kiem soat tai san can bo van lo

Trong số hơn 1,1 triệu đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập năm 2018, cơ quan chức năng chỉ tiến hành xác minh 44 người, trong đó phát hiện 6 người vi phạm. Ảnh minh họa

"Mặt tích cực của việc xây dựng cơ sở dữ liệu của các bản kê khai tài sản là việc quản lý, theo dõi, chỉnh sửa thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc quản lý, theo dõi ấy vẫn phải xuất phát từ bản khai gốc của cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức khai thế nào, có chính xác không hầu như chúng ta không phát hiện được và chỉ để lưu giữ mà thôi chứ không phải lưu giữ có trao đổi thường xuyên.

Cán bộ, công chức khai theo lối cũ, tài sản được chuyển sang rất nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau hay không phù hợp..., những vấn đề ấy chưa có cách thức kiểm soát. Hay lưu trữ như vậy nhưng phải có cách giải quyết và xử lý thế nào, chứ không chỉ đơn thuần từ lưu trữ bằng giấy tờ giờ chuyển sang lưu trữ bằng máy. Điều ấy không thuyết phục được người dân, cán bộ, công chức là người kê khai", PGS.TS Ngô Thành Can phân tích.

Theo vị chuyên gia về hành chính công, cơ quan quản lý sẽ dùng công nghệ, kỹ thuật mềm để quản lý sự biến động của thu nhập, tài sản cán bộ, công chức, nhưng việc quản lý ấy cũng phải dựa trên bản khai gốc.

"Phần khai này phải tích hợp với các hệ thống khác như hệ thống tài khoản trong ngân hàng, khi tài khoản biến động lập tức cơ quan chức năng có thể nắm bắt được ngay. Nếu chỉ xây dựng cơ sở dữ liệu kê khai tài sản độc lập thì chúng sẽ không có ý nghĩa nhiều.

Ở nước ngoài, cách thức quản lý, điều luật quy định và những vấn đề liên quan khác thường được minh chứng rõ, tài khoản ngân hàng từ trước đều đã được lưu trữ, nếu tài sản, thu nhập có biến động lập tức cơ quan thuế và cơ quan quản lý khác đều nắm được. Do đó, độ chính xác, minh bạch của họ cao hơn.

Việt Nam bây giờ mới bắt đầu triển khai và có thể học hỏi cách làm của các nước. Tuy nhiên, chúng ta bị vướng ngay từ đầu, đó là nguồn gốc tài sản hiện có, tài sản hình thành ban đầu như thế nào, chưa kể tài sản ấy còn có sự thay đổi... chưa làm rõ được.

Một nền kinh tế tiền mặt, dựa trên sự trao đổi trực tiếp bao giờ cũng khó quản lý hơn. Dĩ nhiên thay đổi cần phải có lộ trình nhưng thực tế cho thấy việc sử dụng công nghệ ở Việt Nam chưa được mạnh mẽ. Không ít cán bộ quản lý, giữ chức vụ quan trọng nhưng năng lực khoa học, công nghệ còn hạn chế", PGS.TS Ngô Thành Can cho biết.

Để việc xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát tài sản, thu nhập được khả thi, hiệu quả, PGS Can cho rằng, bước đầu Việt Nam nên tập trung trước tiên vào các đối tượng theo đề án xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, các đối tượng nằm trong diện quản lý của tỉnh ủy, thành ủy, Trung ương..., sau đó mở rộng dần ra.

Thành Luân

dung cong nghe kiem soat tai san can bo van lo Bí thư Đà Nẵng: Đang thu hồi tài sản của Vũ

"Vũ nhôm phải hầu tòa 3 lần và mức án cho bị cáo này sẽ rất nghiêm khắc. Cơ quan Trung ương đang tiến hành ...

dung cong nghe kiem soat tai san can bo van lo Nước lũ lên nhanh, người dân Nam Trung Bộ không kịp dời tài sản

Mưa to do ảnh hưởng bão Usagi khiến nước lũ ở Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận lên nhanh, nhiều nhà dân, trạm y tế, ...

dung cong nghe kiem soat tai san can bo van lo Người tham gia đánh nữ nhân viên hàng không tại sân bay Thọ Xuân nói gì?

Một trong 3 người bị khởi tố trong vụ đánh nữ nhân viên hàng không tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) ngày 26-11 đã ...

dung cong nghe kiem soat tai san can bo van lo Hà Nội bắn pháo hoa tại sân vận động Mỹ Đình tối 25/11

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại đêm khai mạc Đại hội Thể thao toàn quốc, với thời lượng 5 phút.

/ http://baodatviet.vn