Dù thoái thác trách nhiệm, nhưng Grab có thoát được cái tiếng nợ thuế của Uber?

Grab Việt Nam đã chính thức lên tiếng thoái thác trách nhiệm về khoản nợ thuế của Uber lên đến 53,3 tỉ đồng tại Cục Thuế TP.HCM với lí giải: Trong thương vụ sáp nhập, Uber đã tự nhận trách nhiệm giải quyết vụ việc này.

du thoai thac trach nhiem nhung grab co thoat duoc cai tieng no thue cua uber

Chia sẻ

Từ hôm nay 8.4.2018 "Uber đã là một phần của đại gia đình Grab tại Việt Nam".

Tuy nhiên đến thời điểm này, đó cũng mới chỉ là thông tin một chiều từ Grab, chưa được kiểm chứng rõ là có đúng Uber B.V (Hà Lan, cung cấp dịch vụ Uber tại Việt Nam từ ngày 8.4 trở về trước) đã nhận trách nhiệm tự giải quyết hay không. Uber cũng chưa xác nhận vấn đề, và cũng chẳng lên tiếng, còn Grab thì lại không trưng ra được văn bản để làm cơ sở chứng minh thông tin mình đưa ra là sự thật.

Vậy thì sự thật đang ở đâu hay đang phụ thuộc vào “lưỡi không xương con đường lắt léo”. Mà trên thực tế, con đường truy thu 53,3 tỉ đồng nợ thuế của Uber đang ngày càng xa vời, bởi tính từ thời điểm hôm nay 8.4.2018 doanh nghiệp này cùng với thương hiệu, bộ máy, đối tác cũng như dịch vụ của họ đã hoàn toàn biến mất tại thị trường Việt Nam.

Như vậy, nếu Uber có thiện chí giải quyết vụ nợ thuế thì họ sẽ có liên lạc với cơ quan chức năng Việt Nam, còn ngược lại thì Cục Thuế TP.HCM chẳng thể nắm được ai ngoài… Grab.

Theo các qui định hiện hành sau thương vụ sáp nhập Uber “bán mình” cho Grab thì Cục Thuế TP.HCM cũng như các cơ quan chức năng khi muốn giải quyết những vấn đề còn lại của Uber, hoàn toàn có thể “nắm tóc” Grab. Grab chỉ có thể thoát được trong trường hợp trưng ra được chứng lí chứng minh có những thỏa thuận riêng ở từng vụ việc mà theo đó họ không phải chịu trách nhiệm. Còn nếu không trưng ra được, thì việc cơ quan chức năng “nắm tóc” Grab trong các tình huống này là hoàn toàn có lí.

Grab Việt Nam đang vin vào cái lí là Uber tự nhận trách nhiệm giải quyết vụ nợ thuế nhưng lại chưa chứng minh được có những thỏa thuận như thế bằng văn bản giữa hai bên. Trong khi đó, những ngày qua người dùng liên tục nhận được email thông báo từ Uber: “Như bạn đã biết, Uber đã là một phần của đại gia đình Grab tại Việt Nam. Chúng tôi xin nhắc lại thông báo: Uber sẽ ngừng các hoạt động kinh doanh và hoàn tất chuyển giao sang nền tảng công nghệ Grab vào ngày 8 tháng 4 năm 2018. Để việc di chuyển của bạn luôn thuận tiện, bạn vui lòng sớm tải ứng dụng Grab và đăng ký với Grab”.

Điều này khiến dư luận nghi ngờ rằng những thứ có thể kiếm lợi từ Uber thì Grab nhận về, còn cái xương xẩu và rắc rối thì Grab thoái thác.

Nhưng sự thoái thác đó, suy cho cùng nếu có thể thì cũng chỉ tránh được trách nhiệm gánh vác khoản nợ, chứ khó tránh được sự ảnh hưởng về uy tín. Bởi “Uber đã là một phần của đại gia đình Grab tại Việt Nam” kia mà. Trong “đại gia đình Grab” đó, có một kẻ nợ thuế đang “ẩn dật” mà Grab lại lưu dung, mà không sợ bị mang tiếng?

du thoai thac trach nhiem nhung grab co thoat duoc cai tieng no thue cua uber Grab không báo cáo về việc mua Uber, Bộ Công Thương yêu cầu giải trình gấp

GrabTaxi cho rằng thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường Việt Nam được xác định thấp hơn 30%, do đó không ...

du thoai thac trach nhiem nhung grab co thoat duoc cai tieng no thue cua uber Các nước quản lý Uber, Grab như thế nào

Trước sự phát triển mạnh mẽ của các hãng gọi xe công nghệ, nhiều nước đã đưa ra những quy định rất cụ thể, nghiêm ...

du thoai thac trach nhiem nhung grab co thoat duoc cai tieng no thue cua uber Quản lý Uber, Grab: Bài học từ Singapore

Singapore - một trong những nước chào đón các “ông lớn” Uber, Airbnb và Tripda từ sớm, đã có nhiều quy định chặt chẽ để ...

du thoai thac trach nhiem nhung grab co thoat duoc cai tieng no thue cua uber Cú bán mình của Uber và nguy cơ “xù” nợ thuế tại Việt Nam

Hôm qua (5.4), Grab Việt Nam đã tuyên bố không có trách nhiệm phải nộp khoản nợ thuế của Uber đối với Cục Thuế TPHCM ...

/ https://laodong.vn