Dự án Sào Khê từ 72 tỷ “vọt” lên 2.595 tỷ đồng: Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nói gì?

Chiều 21.5, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc trình bày tại Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN), trong đó nhấn mạnh tình trạng điều chỉnh dự án với giá trị lớn, trong đó có Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng).

du an sao khe tu 72 ty vot len 2595 ty dong bi thu tinh uy ninh binh noi gi

Chia sẻ

Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về dự án Sào Khê.

Trao đổi với PV bên lề kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, bà Nguyễn Thị Thanh - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cho rằng nguyên nhân đội vốn khủng là do khảo sát không kỹ.

Thưa bà, lỗi trong dự án này là gì?

- Lỗi ở đây chính là câu chuyện cơ chế. Đầu tiên dự án vào danh mục thì địa phương vốn ít nên làm dự án nhỏ, nhưng khi được phê duyệt, triển khai thì yêu cầu điều chỉnh nên nó cứ “nở” dần.

Theo bà, chủ đầu tư có phải chịu trách nhiệm về việc này?

- Đây là một lỗi tổng hợp, bắt đầu từ cơ chế chung của chúng ta về vấn đề đầu tư như việc xác định dự án, danh mục dự án, khống chế ban đầu, tổng mức đầu tư cho địa phương như các dự án nhóm A, B, C…

Từ những quy định như vậy, chủ đầu tư xem khả năng của mình vào nhóm nào. Khi triển khai thì thực tiễn yêu cầu như thế. Đương nhiên chủ đầu tư có trách nhiệm chính. Các cơ quan cũng có trách nhiệm liên quan.

Bà có kiến nghị gì để có cơ chế kiểm soát các dự án như vậy?

- Vừa rồi Luật Đầu tư công có thay đổi, quy định dự án phải thẩm định và xác định nguồn vốn. Tuy nhiên có bất cập là dự án thì lớn, vốn không có, lại xuất hiện khó khăn mới, giữa quy mô và nguồn vốn lại vênh nhau. Đấy cũng là lý do của việc giải ngân chậm. Để giải quyết trọn vẹn là câu chuyện rất khó khăn khi bánh ngân sách đang bé.

Theo tôi là phải phân loại dự án, theo đó, những dự án nằm trong đầu tư công, nằm trong kế hoạch đã xác định thời gian thì thẩm định nguồn vốn để cho dự án hoàn thành, không kéo dài.

Nếu cho trường hợp khẩn cấp thì liệu có phát sinh việc “chạy” dự án khẩn khấp?

- Câu chuyện đó đòi hỏi sự công tâm, khách quan, công minh của những nhà thẩm định.

Ví dụ giao cho chủ tịch tỉnh xác định dự án đó là khẩn cấp hay cấp bách và anh chịu trách nhiệm với quyết định này là giải quyết được. Còn nếu giao quyền mà không kiểm soát trách nhiệm thì đương nhiên sẽ có tiêu cực, không khẩn cấp thành khẩn cấp, đánh tráo khái niệm, không cấp bách thành cấp bách để người ta hưởng cơ chế. Quy định thẩm quyền đi liền với trách nhiệm là giải quyết được, kể cả tổng mức đầu tư, chất lượng công trình, tiến độ.

Theo bà, chuyện dự án đội vốn rất nhiều có phải do địa phương tìm cách vẽ dự án nhỏ để xin vào danh sách, sau tìm cách đẩy lên?

- Cũng có. Thực tế thì muôn hình vạn trạng, tình huống phát sinh cũng có nhưng không phải tất cả. Thẩm định sai, khi kiểm toán có vấn đề thì truy trách nhiệm và xử lý nặng nếu vi phạm thì hạn chế rất nhiều.

Xin cảm ơn bà!

du an sao khe tu 72 ty vot len 2595 ty dong bi thu tinh uy ninh binh noi gi Cận cảnh dự án kè sông đội vốn ngàn tỉ đồng, 17 năm vẫn dang dở

Dự án nẹo vét sông Sào Khê ở Ninh Bình đội vốn 36 lần từ 72 tỉ đồng lên 2.595 tỉ đồng, song sau 17 ...

du an sao khe tu 72 ty vot len 2595 ty dong bi thu tinh uy ninh binh noi gi Ngân khố nào gánh được những dự án bất chấp kỷ luật ngân sách

Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê (tỉnh Ninh Bình) điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng 36 lần, ...

du an sao khe tu 72 ty vot len 2595 ty dong bi thu tinh uy ninh binh noi gi Tăng vốn 36 lần, dự án vẫn ì ạch

Sau 4 lần thay đổi quyết định phê duyệt, dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê từ 72 tỉ ...

/ https://laodong.vn