Dự án Không gian số phận của cô giáo trường Olympia

Số phận con người Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945 được tái hiện lại một cách sinh động khiến các em học sinh vô cùng hứng thú.

Tại Diễn đàn Giáo dục Việt Nam đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT được tổ chức tại TP. Hà Nội ngày 12 - 13/1/2019, nhiều tác phẩm, ý tưởng đổi mới cho ngành giáo dục được các chuyên gia, phụ huynh đánh giá cao khi đã hóa những bài học tưởng chừng như lý thuyết nhàm chán lại trở lên sống động, có thể ứng dụng được vào cuộc sống hiện tại.

Dự án Không gian số phận con người Việt Nam 1930 - 1945 của giáo viên Ngô Thị Thu Giang - Trường phổ thông Olympia (The Olympia School) đã đưa các bạn học sinh được tiếp cận với những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam như Lão Hạc, Tắt đèn, Đồng hào có ma...

du an khong gian so phan cua co giao truong olympia

Học sinh hứng thú khi trải nghiệm những câu chuyện trong sách giáo khoa ngoài đời thực.

Người làm dự án này luôn trăn trở làm sao để những câu chuyện của ngày xưa, những không cũ trở nên sinh động ở hiện tại và tương lai.

Những tác phẩm đó có thể cung cấp tri thức giải mã cho cuộc sống hiện tại và trong tương lai của các em học sinh nên phải trực quan sinh động hơn trong thời đại 4.0. Các em hòa mình vào đó, trở thành chính nhân vật trong những câu chuyện đó để cảm nhận và rút cho mình bài học.

Đầu tiên, cô Giang tổ chức cho các em học sinh không gian học tập ở lớp khi tạo những tấm ảnh thể hiện nội dung của tác phẩm, thực hiện các buổi tọa đàm talkshow ngay tại lớp học.

Bước thứ 2 là trải nghiệm thực tế bằng cách đưa các em học sinh về vùng quê thuộc huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Giáo viên và học sinh cùng khai thác 2 loại không gian đặc trưng của vùng Đồng bằng Bắc bộ, đó là không gian sống hiện tại của người dân ở đó vẫn còn những ngôi nhà, bếp củi đắp đất của những năm 1930 - 1945.

Tiếp xúc với các cụ già là nhân chứng lịch sử trong giai đoạn 1930 - 1945, nấu cơm ngay trong chính căn bếp xưa bằng dụng cụ xưa. Từ đó tạo ra minh chứng sống động cho những câu chuyện trong sách vở, để các em hiểu được đó không phải là câu chuyện xa xôi mà đã và đang diễn ra trong thực tế cuộc sống, chính ông bà của chúng ta đã đi qua.

du an khong gian so phan cua co giao truong olympia

Nhân chứng lịch sử kể lại giai đoanh 1930 - 1945 cho các em học sinh.

Không gian thứ 2 là các em học sinh sẽ hóa thân thành nhân vật anh Dậu, lính lệ, cái Tý, thằng Dần, cái Sửu trong tác phẩm Đồng hào có ma, Tắt đèn, Lão hạc... Độc đáo hơn nữa là khách mời của chương trình sẽ là bất kỳ ai có thể nhận làm một nhân vật trong vở kịch để cùng các em tạo nên tác phẩm đó, giống như mô hình chương trình "Ơn giời cậu đây rồi".

Điều đó đòi hỏi các em học sinh phải có kỹ năng tổng hợp khi vừa hiểu tác phẩm vừa phải diễn xuất, tương tác với khách mời.

"Hoạt động không chỉ đem lại cho các em học sinh kiến thức trên ghế nhà trường mà còn luyện kỹ năng, thái độ giao tiếp, ứng xử với cuộc sống. Chính điều này khiến cho những bài lịch sử, văn học không nhàm chán, mơ hồ xa xôi.

Sau chuyến đi đó, 79 bạn tham gia về được viết Nhật ký hành trình. Tất cả các bài viết đó đều thể hiện sự vui vẻ, hứng thú, tươi rói nụ cười. Các em còn nhận ra sự hấp dẫn của lịch sử, văn học và mối liên hệ giữa những câu chuyện đó với đời sống thực tế rất gần gũi. Chia sẻ của các em rất trẻ con, tự nhiên những cũng rất đỗi chân thực.

Các em còn thể hiện sự tự tin của bản thân khi ngay trong Diễn đàn Giáo dục Việt Nam đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT có thể sẵn sàng lên diễn cùng với khách mời bất cứ lúc nào " - cô Giang chia sẻ.

du an khong gian so phan cua co giao truong olympia

Giáo viên Ngô Thị Thu Giang và dự án của bản thân tại Diễn đàn Giáo dục Việt Nam đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT.

Không thể thiếu CNTT trong học tập, giảng dạy

Để dự án này thành công, cô Giang đánh giá không thể thiếu sự tham gia của CNTT. Bây giờ đang là thời đại công nghệ 4.0, nếu như không để cho các em học sinh tiếp cận với công nghệ hay giáo viên không ứng dụng công nghệ vào trong công tác giảng dạy, truyền đạt kiến thức thì không khác gì tự trói buộc chính học sinh và bản thân mình trong một không gian nhỏ hẹp bằng đúng trang sách giáo khoa.

CNTT là đôi cánh kỳ diệu giúp học sinh, giáo viên học tập và giảng dạy hiệu quả hơn. Chính bản thân các em học sinh cũng được thỏa sức sáng tạo, tự tạo ra không gian của riêng mình trong các buổi talkshow, những bài trình chiếu, phim tự dựng...

Ban đầu khi làm dự án Không gian số phận con người Việt Nam 1930 - 1945, cô Giang không vì mục đích đem dự thi mà chỉ với mục tiêu duy nhất là làm sao để những bài giảng của mình sống động, đem lại kiến thức, hứng thú cho các em học sinh. Nhưng khi làm xong thì lại đạt thành công ngoài mong đợi. Được sự ủng hộ từ chính các em học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh.

"Từ sự vận động đó tôi mới mang dự án đi dự thi Diễn đàn Giáo dục Việt Nam đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT.

Từ lúc quyết định đến lúc nộp tác phẩm chỉ trong vòng 3 tiếng bởi những nội dung mình đã có sẵn, trong quá trình làm dự án tôi cũng đều dùng CNTT để tạo ra những bài giảng, thể hiện ý tưởng của mình nên chỉ cần tập hợp lại thành một tệp và gửi đi để tham dự.

Đó cũng là câu chuyện để cho thấy lợi ích của việc áp dụng CNTT trong công việc của giáo viên như thế nào" - cô Giang chia sẻ.

Một số hình ảnh trải nghiệm thực tế của giáo viên Ngô Thị Thu Giang và các em học sinh trong dự án:

du an khong gian so phan cua co giao truong olympia
du an khong gian so phan cua co giao truong olympia
du an khong gian so phan cua co giao truong olympia
du an khong gian so phan cua co giao truong olympia
du an khong gian so phan cua co giao truong olympia
du an khong gian so phan cua co giao truong olympia
/ http://baodatviet.vn