Hành vi đốt pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318, Bộ luật Hình sự 2015.
Bạn đọc hỏi:
Tôi xin hỏi việc đốt pháo nổ để chơi trong dịp Tết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu? Hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Hành vi sử dụng trái phép các loại pháo là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo.
Theo đó, Điều 4 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
"1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.
2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.
4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo".
Tùy vào mức độ vi phạm, hành vi này sẽ bị xử lý hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
"Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;
b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm c, khoản 1; điểm b, khoản 2; điểm d, đ, g, khoản 3; điểm a, c, d, khoản 4; khoản 5; khoản 6, Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e, khoản 3, Điều này;
c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 9 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a, b, d, khoản 3; điểm b, khoản 4, Điều này".
Đồng thời, hành vi đốt pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318, Bộ luật Hình sự 2015.
"Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm".
Hà Nội bắn pháo hoa ở 30 điểm vào giao thừa Tết Mậu Tuất 2018
Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Quốc Chiêm cho biết đêm giao thừa Tết Mậu Tuất, 30 quận, huyện, thị xã ... |
Ôtô 7 chỗ chở hơn 2 tạ pháo lậu chạy quá tốc độ
Kiểm tra ôtô Kia Carens vi phạm tốc độ, CSGT Quảng Bình phát hiện trên xe chở hơn 2 tạ pháo lậu cùng một gói ... |
Phát hiện 3 xe khách chở hơn 500 kg pháo lậu
Trong lúc tuần tra, lực lượng CSGT Đắk Lắk nhận thấy 3 ôtô khách có biểu hiện nghi vấn nên dừng phương tiện kiểm tra ... |