Đeo vòng cho heo, khi lương tâm không sạch thì \"vòng kim cô\" cũng bó tay

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh ra đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo (gọi tắt là đeo vòng cho heo), một đề án để kiểm soát chất lượng thịt heo nhằm đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến tay người tiêu dùng. Nhưng khi chi phí đeo vòng lại đánh tiếp vào túi tiền người chăn nuôi thì sợ rằng đề án này khó khả thi.

deo vong cho heo khi luong tam khong sach thi vong kim co cung bo tay
Heo được đeo vòng để đảm bảo việc truy xuất. Ảnh: SGGP.

Khi đề án đeo vòng heo để kiểm định chất lượng ra đời, thì trước đó cũng đã có những cách làm để chứng minh nguồn gốc và chất lượng thịt heo - đó là đóng dấu kiểm định. Sau khi mỗi con heo được mổ xong, Thú y sẽ đến kiểm tra và đóng dấu này vào từng con heo, từng thớ thịt trên con heo. Khi có con dấu xanh thì chất lượng thịt heo coi như được đảm bảo.

Thế nhưng, đó là trên lý thuyết, vì việc đóng dấu này cũng đã bị làm giả. Cụ thể, tháng 5 vừa rồi, Công an huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh đã phát hiện và xử phạt một người dân về hành vi sử dụng con dấu kiểm soát giết mổ gia súc giả của cơ quan thú y nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh thịt lợn của mình.

Khi mà “sứ mệnh” của con dấu kiểm soát giết mổ gia cầm không phát huy được hiệu quả thì chính quyền nhiều nơi đang tìm biện pháp khác để kiểm soát chất lượng thịt heo. Đơn cử đó là việc thành phố Hồ Chí Minh ra đề án đeo vòng cho heo.

Nhưng, khi cái tâm của những người buôn bán thịt không sạch thì việc đeo vòng cho heo cũng chưa phải là cách làm triệt để. Khi lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, trên cả tính mạng sức khỏe cộng đồng thì không gì mà người ta không dám làm.

Vì từ trang trại đến lò mổ là một quá trình di chuyển dài, và khi kiểm soát viên chỉ nhìn vào chiếc vòng để truy xuất chất lượng thì đó là một hạn chế. Bởi trên đường đi chưa biết điều gì sẽ xảy ra với con heo, như một thương lái cho hay: "Khi vòng đã được mang vào thì trên đường đi heo vẫn có thể bị bơm nước hoặc tiêm thuốc an thần".

Và một hạn chế nữa, đó là muốn bán được heo, người chăn nuôi phải tốn 6.000 đồng. Một con heo nuôi cho đến khi xuất bán, tốn không biết bao nhiêu kinh phí, và giờ bắt người dân tốn thêm 6.000 đồng mỗi con nữa thì đó là một gánh nặng. Bởi, với một trang trại nuôi 10.000 con thì chi phí cho vòng lên tới 60 triệu đồng và nuôi số lượng càng lớn thì chi phí cho vòng càng tăng. Gánh nặng chi phí cứ đánh vào túi người dân thì có lẽ đến "vòng kim cô" cũng bó tay.

deo vong cho heo khi luong tam khong sach thi vong kim co cung bo tay Tiểu thương TP HCM lý giải việc tiêm thuốc an thần cho 4.000 con heo

Tiểu thương chợ đầu mối cho biết, chi phí thuê mặt bằng tại cơ sở giết mổ Xuyên Á cao buộc họ phải tiêm thuốc ...

deo vong cho heo khi luong tam khong sach thi vong kim co cung bo tay Lợn tiêm thuốc an thần: Còn tảng băng chìm?

Mới chỉ hơn 2 tuần, TP.HCM liên tục phát hiện ra 2 vụ lợn được tiêm thuốc an thần để chuẩn bị giết mổ.

deo vong cho heo khi luong tam khong sach thi vong kim co cung bo tay Sau vụ bơm thuốc vào 3.750 con lợn: TPHCM vật lộn quản miếng thịt

Cuối cùng thì người dân cũng tạm hài lòng với cách giải quyết đề nghị tiêu huỷ toàn bộ số heo bị phát hiện tiêm ...

deo vong cho heo khi luong tam khong sach thi vong kim co cung bo tay Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Kết luận giám định làm rõ cái chết của nữ y tá xấu số (Kỳ 5)

Những người tham gia cuộc khai quật ám ảnh vì thi thể đã chôn cất gần 100 ngày, từ việc lấy mẫu phẩm cho đến ...

https://laodong.vn/dien-dan/deo-vong-cho-heo-khi-luong-tam-khong-sach-thi-vong-kim-co-cung-bo-tay-570289.ldo

/ Lao Động