Đến tết ta lại bàn chuyện nên ăn tết tây

Cứ đến dịp cuối năm, khi sắp đến tết truyền thống của người Việt, nhiều người lại lôi chuyện nên hay không nên ăn tết truyền thống ra để bàn. Năm nào cũng vậy, cứ đến hẹn là cuộc tranh luận diễn ra nhưng rồi chẳng có năm nào đưa ra được một kết luận.

den tet ta lai ban chuyen nen an tet tay
Ngày tết là dịp người thân quây quần bên nha. Ảnh: Thiepmung.

Mới đây, bài văn với chủ đề “Ghét tết, vì tết làm mẹ mệt mỏi” của một học sinh đã làm dậy sóng cuộc tranh luận chưa có hồi kết đó.

Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái cũng đề xuất chỉ nên đón một cái tết trong năm, để tránh lãng phí và tốn kém. Vì cho rằng tết bây giờ đang dần trở thành chuỗi gánh nặng của mọi nhà, với sự cầu kỳ, tiểu tiết trong các công tác chuẩn bị.

Ý kiến của TS. Nguyễn Thị Minh Thái hoàn toàn chưa hẳn là đúng, bởi sự cầu kỳ, tiểu tiết và mâm cao cỗ đầy chưa hẳn đã là sự chuẩn bị của mọi gia đình khi dịp tết đến xuân về. Sự cầu thị, mâm cao cỗ đầy trong tết truyền thống có ai bắt phải như vậy đâu. Không có luật nào hay quy định nào về việc phải mâm cao cỗ đầy, tiểu tiết trong tết cả.

Mỗi khi tết đến, tôi vẫn gặp nhiều gia đình ở quê, họ chuẩn bị tết rất đơn giản, đôi khi đó chỉ mâm cơm cúng gia tiên, trong ba ngày tết thì chỉ ít mứt, hạt dưa và ấm trà dọn khách. Nhiều người do hoàn cảnh, nhưng cũng có nhiều gia đình không muốn làm nhiều. Thế nên, ý kiến tết là chuỗi gánh nặng của mọi nhà với sự cầu kỳ, tiểu tiết trong công tác chuẩn bị là không đúng. Mâm cao cỗ đầy, cầu kỳ hay đơn giản, tiết kiệm thì đó chỉ là do sự lựa chọn của mỗi nhà.

Nhiều ý kiến bày tỏ việc nên bỏ tết truyền thống để tránh lãng phí về thời gian, tiền bạc nhưng họ lại bàn theo kiểu “nói cho vui, nói cho có” chứ chưa thực sự có một cách bàn luận bài bản. Những lời bình luận đó chỉ xuất hiện trên báo chí, chứ chưa thực sự có một cuộc hội thảo thực sự khoa học. Những ý kiến bàn luận việc bỏ tết lâu nay chỉ dừng lại ở lưng chừng, không có hồi kết.

Nếu nói ăn tết truyền thống là lãng phí thời gian thì hãy nhìn lại việc nghỉ bù trong các dịp lễ. Cứ hễ có lễ hội gì lớn của dân tộc như ngày Quốc khánh, 30.4, 1.5... mà trùng với Chủ nhật thì công nhân viên chức lại được nghỉ bù vào thứ Hai, thứ Ba. Có những dịp lễ, thời gian nghỉ lên đến cả tuần vì trùng thứ Bảy, Chủ nhật. Nhiều công ty hàng nhiều phải tăng gấp đôi lương, thậm chí gấp ba trong những ngày lễ để lôi kéo công nhân đi làm nhằm kịp hàng để giao. Đó mới là sự lãng phí mà chúng ta nên nhìn nhận lại.

Nếu nói rằng tết truyền thống không còn phù hợp thì hãy chỉ ra một nhận định đúng nghĩa và bàn một cách khoa học chứ không phải ai thích nói gì thì nói. Còn nếu nói tết gây lãng phí thời gian thì hãy nhìn lại việc nghỉ bù trong các dịp lễ hội khác hiện nay.

den tet ta lai ban chuyen nen an tet tay

Những địa điểm du lịch lý tưởng nhất để tận hưởng kỳ nghỉ Tết âm lịch 2018

Đi đâu trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để vừa được chiêm ngưỡng các nghi thức văn hóa truyền thống của các nước châu Á, ...

den tet ta lai ban chuyen nen an tet tay

Làng hoa giấy 400 tuổi ở Huế đón Tết

Người làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, bắt đầu phơi tre, mây từ cuối quý 3, đến tháng 1 ...

/ Báo Lao động