Đề xuất mất bằng phải thi lại: Bộ trưởng GTVT không nắm rõ quy trình?

Cán bộ CSGT cho biết tất cả các trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, CSGT sẽ có văn bản gửi sang Sở GTVT để đề phòng người vi phạm báo mất.

Ngày 6/3, đề xuất tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại của Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã khiến dư luận xôn xao.

Liên quan đến quy trình phối hợp của cảnh sát giao thông (CSGT) và ngành GTVT khi xử lý vi phạm giao thông, trả lời PV VTC News một lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế chia sẻ, trong quá trình kiểm tra kiểm soát trên đường, nếu phát hiện các trường hợp vi phạm luật giao thông, lực lượng CSGT sẽ lập biên bản xử lý theo quy định.

Trong trường hợp người vi phạm quá thời gian nhưng vẫn không đến phối hợp để xử lý vi phạm thì lực lượng CSGT sẽ có văn bản gửi về địa phương. Đối với trường hợp vi phạm những lỗi nặng thì CSGT sẽ có văn bản gửi cho Sở GTVT để phối hợp xử lý.

Riêng với những trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe thì CSGT sẽ có văn bản gửi ngay sang Sở GTVT để đề phòng trường hợp người vi phạm báo mất giấy phép lái xe để xin cấp lại.

de xuat mat bang phai thi lai bo truong gtvt khong nam ro quy trinh

CSGT xử phạt vi phạm giao thông.

Vị lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết thêm hiện đang có những khó khăn trong việc xử lý những người có 2 giấy phép lái xe.

Đối với những trường hợp có đến 2 giấy phép lái xe, lực lượng CSGT tuần tra kiểm tra trên đường thường không gặp và cũng khó xử lý vì người vi phạm cũng thường không đưa ra.

Đối với việc phát hiện bằng giả, một cán bộ trực tiếp tuần tra kiểm soát trên đường cho hay, trong quá trình làm nhiệm vụ, các cán bộ Phòng CSGT có nhiều cách để phát hiện các trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả.

Thông thường bằng nghiệp vụ, các cán bộ CSGT có thể phát hiện đâu là giấy phép lái xe giả và đâu là giấy phép lái xe thật vì phôi của giấy phép lái xe thật sẽ khác biệt và dễ nhận biết.

Ngoài ra, các cán bộ CSGT cũng có thể kiểm tra nhanh các trường hợp vi phạm hoặc đã có vi phạm nào trước đó hay chưa bằng cách truy cập vào website của Bộ Giao thông Vận tải.

Làm rõ hơn quy trình cấp lại bằng lái xe, một cán bộ Cục CSGT, Bộ Công an cho biết theo quy định, tất cả các trường hợp bị tước giấy phép lái xe, CSGT đều có văn bản gửi cho Sở GTVT các địa phương để quản lý.

Đối với trường hợp bị tước giấy phép lái xe, các sở GTVT sẽ nắm được và sẽ quản lý khi cấp lại. Sở GTVT sẽ rà soát lại trong hệ thống những trường hợp bị tước giấy phép lái xe, hoặc ngay cả trong trường hợp bị thông báo phạt nguội thì có thể sẽ đình lại toàn bộ việc cấp lại.

Một số trường hợp báo mất nhưng giấy phép đang bị tạm giữ hoặc đã bị tước nhưng lái xe vẫn xin cấp giấy phép lái xe mới thì các đơn vị quản lý vẫn có thể phát hiện ra và từ chối việc cấp lại.

Tuy nhiên, với trường hợp tài xế không bị mất giấy phép lái xe, chưa có vi phạm gì mà báo mất để xin cấp lại thì việc chứng minh việc mất thật hay mất giả là rất khó khăn.

Vì trong trường hợp lái xe báo mất, họ ra phường, xã xác nhận như mất tài sản rồi thì rất khó để phát hiện, chứng minh lái xe có gian dối hay không.

Về nguyên tắc, sau khi mất bằng lái, lái xe vẫn được cấp lại. Chính vì vậy nhiều lái xe lợi dụng việc này để xin cấp thêm bằng lái và việc này hiện nay cũng khó phát hiện và quản lý.

Hiện nay, ngành GTVT cũng có hệ thống để kiểm tra quản lý việc cấp mới, cấp lại bằng lái nhưng không thể triệt để được vì tài xế vẫn tìm cách lách luật được.

"Ngành GTVT cũng có cơ chế để quản lý. Ví dụ như việc cấp lại bằng sẽ được quản lý bằng việc hồ sơ, theo ngày/tháng/năm, thời gian cấp lại, là giấy phép cấp lần 2, cấp lại hay cấp mới… CSGT có thể tra cứu dữ liệu để qua đó phát hiện, kiểm tra và thu giữ nếu có vi phạm", vị cán bộ Cục CSGT cho hay.

Tuy nhiên, với trường hợp tái xế không bị mất giấy phép lái xe, chưa có vi phạm gì mà báo mất để xin cấp lại thì việc chứng minh việc mất thật hay mất giả là rất khó khăn.

Vì trong trường hợp lái xe báo mất, lái xe ra phường, xã xác nhận như mất tài sản rồi thì rất khó để phát hiện, chứng minh lái xe có gian dối hay không.

Về nguyên tắc, sau khi mất bằng lái, lái xe vẫn được cấp lại. Chính vì vậy nhiều lái xe lợi dụng việc này để xin cấp thêm bằng lái và việc này hiện nay cũng khó phát hiện và quản lý.

Hiện nay, ngành GTVT cũng có hệ thống để kiểm tra quản lý việc cấp mới, cấp lại bằng lái nhưng không thể triệt để được vì tài xế vẫn tìm cách "lách luật" được.

"Ngành GTVT cũng có cơ chế để quản lý. Ví dụ như việc cấp lại bằng sẽ được quản lý bằng việc hồ sơ, theo ngày/tháng/năm, thời gian cấp lại, là giấy phép cấp lần 2, cấp lại hay cấp mới… CSGT có thể tra cứu dữ liệu để qua đó phát hiện, kiểm tra và thu giữ nếu có vi phạm", vị cán bộ Cục CSGT cho hay.

de xuat mat bang phai thi lai bo truong gtvt khong nam ro quy trinh Đề xuất mất bằng lái xe phải thi lại: Không quản được, đẩy khó cho dân !

Đề xuất của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể về việc những người mất bằng lái xe sẽ phải thi lại toàn bộ đang tạo ra ...

de xuat mat bang phai thi lai bo truong gtvt khong nam ro quy trinh Đề xuất mất bằng lái phải thi lại: Quản lý yếu kém, đẩy khó cho dân

Đề xuất mất GPLX phải thi lại của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho thấy sự yếu kém của cơ quan quản lý nhà ...

/ https://vtc.vn