Theo Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), vấn đề nói ngọng sẽ dẫn đến viết sai. Việc này sẽ ảnh hưởng đến thuyết trình, ảnh hưởng đến giảng dạy, ảnh hưởng đến uy tín của một nền giáo dục.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM). Ảnh: quochoi.vn
Chiều nay (8.11), Quốc hội thảo luận tại tổ để cho ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Phát biểu tại tổ TP.HCM, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã đề cập tới một vấn đề quan trọng nhưng dường như ít người để ý, đó là việc học nói.
“Lâu nay chúng ta bỏ bê việc học nói. Học nói phải giải quyết từ lúc còn mẫu giáo và hết cấp 1 phải giải quyết xong vấn đề nói ngọng. Tôi hồi nhỏ cũng nói ngọng, nhưng lên cấp 1 khi tập đọc, trong lớp lựa những học sinh đọc chuẩn lên đọc bài sửa tất cả. Tại sao việc học nói quan trọng? Bởi nó ảnh hưởng đến viết, nói ngọng là viết sai. Việc này sẽ ảnh hưởng đến thuyết trình, ảnh hưởng đến giảng dạy, ảnh hưởng đến uy tín của một nền giáo dục. Bây giờ có những người lớn rồi, thậm chí người có bằng cấp rồi mà vẫn viết sai chính tả. Họ viết sai là do nói ngọng mà viết sai”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Về vấn đề đào tạo ngoại ngữ, theo đại biểu Nghĩa, với những quốc gia như chúng ta có tầm quan trọng khác với quốc gia khác. "Nhờ có ngoại ngữ mình mới đọc được nhiều tài liệu, bởi cái đó không dịch sang tiếng Việt. Tôi cho rằng đối với đội ngũ lãnh đạo, ngoại ngữ lại cực kỳ quan trọng. Ngay ở Quốc hội này, có những điều cần tìm hiểu tôi cũng phải dùng tiếng Anh để tìm. Cho nên, ngoại ngữ với nước ta có ý nghĩa như vậy. Học sinh từ cấp 1, 2 mà tiếp xúc sớm với ngoại ngữ rồi thì càng quý giá", đại biểu Nghĩa nói.
Phát biểu tại tổ Hà Giang, Phú Yên, Đồng Tháp, ĐBQH Triệu Tài Vinh - Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cho rằng, sự nghiệp giáo dục và y tế là 2 lĩnh vực lớn nhất mà xã hội quan tâm, liên quan đến từng người, từng gia đình. Nhưng ông cho rằng, hai ngành đang có hai sự chuyển động trái ngược nhau.
Đại biểu Triệu Tài Vinh dẫn chứng, ngành y tế có bệnh nhân vượt tuyến về Trung ương rất nhiều nên ngành này đã tổ chức ra rất nhiều chương trình để giảm tải bệnh viện tuyến Trung ương. Phương pháp là đưa bác sĩ về tuyến cơ sở, xây dựng các bệnh viện vệ tinh, tuyến tỉnh...
Theo đại biểu này, ngành giáo dục lại không làm như thế. “Một vài đại biểu các tỉnh có nói, một số trường sư phạm tuyến tỉnh không tuyển sinh được, vậy có cách nào hình thành các cơ sở vệ tinh, giữ lại sinh viên ở địa phương không. Việc này, hình như ngành giáo dục chưa có giải pháp căn cơ như ngành y tế, cho nên tất cả sinh viên đổ xô về các trung tâm lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội”, đại biểu Vinh nói và cho rằng cần phải xây dựng các cơ sở đào tạo vệ sinh, gắn với các chỉ tiêu cụ thể.
Về tình trạng thừa - thiếu giáo viên, theo đại biểu Triệu Tài Vinh là có, nhưng thừa giáo viên ở vùng đồng bằng, còn thiếu giáo viên ở vùng cao. Ông dẫn chứng, tỉnh Hà Giang có 4 huyện thừa giáo viên, nhưng có đến 7 huyện biên giới phía Bắc, vùng cao nguyên đá, giáp biên giới Trung Quốc thiếu giáo viên.
Vấn đề dạy nói, dạy học, viết chữ viết của người dân tộc, theo Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, trong báo cáo của Ủy ban Dân tộc chưa đầy đủ. “Học chữ phổ thông đã khó, nhưng học thêm chữ dân tộc, tiếng nói dân tộc là vấn đề còn khó nữa và hiện nay, chúng ta chưa có cơ sở đào tạo ra đội ngũ giáo viên dạy tiếng, chữ dân tộc”, đại biểu Triệu Tài Vinh nói.
Hà Nội 10 năm sửa ngọng "l, n" chưa thành công
Một cô giáo huyện Phú Xuyên hát “Hà Lội mến yêu của ta/ Thủ đô mến yêu của ta". Khán giả cười khúc khích, cô ... |
Hòn sỏi phòng thân
Trong Dự thảo mới của sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội có quy định cán bộ, công chức của thành phố phải hạn ... |
Hạn chế nói ngọng, nói lắp e khó lắm
Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa trình UBND TP.Hà Nội Dự thảo Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của ... |