"Đánh" Huawei, Mỹ muốn khơi mào chiến tranh lạnh công nghệ với Trung Quốc?

Theo CNN, việc Giám đốc tài chính toàn cầu của Huawei bị bắt làm tăng nguy cơ đối đầu trong cuộc chiến giành vị trí tối cao về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Chìa khoá sức mạnh

Huawei là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị mạng lớn nhất thế giới. Công ty này nằm ở trung tâm tham vọng của Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, để trở thành một cường quốc đổi mới theo đúng nghĩa của nó.

Trung Quốc đang rót hàng trăm tỷ USD vào kế hoạch "Made in China 2025", nhằm trở thành người dẫn đầu thế giới trong các ngành công nghiệp như robot, ô tô điện và chip máy tính. Trong đó, việc giới thiệu công nghệ không dây 5G, gắn liền với Huawei, là ưu tiên hàng đầu.

Mỹ, trong khi đó, đã nói rõ rằng họ muốn đẩy lùi sức mạnh công nghệ đang phát triển của Trung Quốc để duy trì sự thống trị của Mỹ.

danh huawei my muon khoi mao chien tranh lanh cong nghe voi trung quoc

Phát triển công nghệ không dây 5G là ưu tiên hàng đầu của Huawei. (Ảnh: CNN)

"Trong thế kỷ 20, thép, than, ô tô, máy bay, tàu thủy và khả năng sản xuất hàng loạt với số lượng lớn là nguồn sức mạnh quốc gia" - James Andrew Lewis, giám đốc Chương trình chính sách công nghệ tại Trung tâm chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington cho biết. "Các nền tảng của an ninh và sức mạnh ngày nay đã khác. Khả năng tạo ra và sử dụng công nghệ mới là nguồn sức mạnh cho kinh tế và an ninh quân sự."

Trên quan điểm đó, một số người trong chính phủ Trung Quốc xem việc Canada bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei - Mạch Vãn Chu, theo yêu cầu của chính quyền Mỹ là một hành vi ngăn chặn Trung Quốc. "Mỹ đang cố gắng làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn sự mở rộng của Huawei trên thế giới chỉ vì công ty là mũi nhọn cho các công ty công nghệ cạnh tranh của Trung Quốc" - bài xã luận ngày 6/12 trên tờ China Daily viết.

Trường hợp của giám đốc Huawei có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến rộng lớn hơn, phần nhiều phụ thuộc vào cách mà Mỹ sử dụng để tiến lên phía trước - và cách Trung Quốc hồi đáp như thế nào.

Áp lực ngày càng tăng

Khát vọng công nghệ của Trung Quốc đã khiến Mỹ lo ngại trong nhiều năm - đặc biệt là vì các mục tiêu của Bắc Kinh được coi là dựa vào việc chiếm dụng công nghệ của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump đã cố gắng giải quyết trực tiếp các vấn đề này. Chính quyền của ông nói hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế là một phần nỗ lực ngăn chặn nước này đánh cắp công nghệ của Mỹ. Các quan chức Mỹ cũng nói rằng Trung Quốc phải dừng việc buộc các công ty bàn giao bí mật thương mại như một điều kiện tiếp cận thị trường.

Trong khi đó, Mỹ nhắm vào các công ty công nghệ Trung Quốc sử dụng các sản phẩm Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 4 đã cấm các công ty Mỹ xuất khẩu linh kiện thiết yếu cho ZTE - công ty Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm thỏa thuận phạt do không tuân thủ lệnh trừng phạt Iran và Triều Tiên. Động thái mạnh mẽ buộc ZTE phải tạm dừng gần như tất cả các hoạt động của mình trong nhiều tháng.

Tháng 10/2018, Bộ Thương mại Mỹ ban hành lệnh cấm xuất khẩu tương tự đối với nhà sản xuất chip Trung Quốc Phúc Kiến Kim Hoa (Fujian Jinhua). Chính phủ Mỹ cho biết công ty này cho thấy "nguy cơ đáng kể khi tham gia vào các hoạt động trái với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ."

Cùng thời điểm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy ngành công nghệ của Trung Quốc trở nên tự chủ hơn bằng cách cắt giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Việc Huawei đột nhiên trở thành trung tâm chú ý sẽ tạo ra một nguy cơ mới.

Huawei là một nhà vô địch trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu công nghệ 5G của Trung Quốc. Công ty này chi rất nhiều cho nghiên cứu, phát triển và tiếp thị các thiết bị 5G của mình. Paul Triolo, người đứng đầu chính sách công nghệ toàn cầu của Eurasia Group, cho biết đây là công ty duy nhất trên thế giới có thể sản xuất tất cả các yếu tố của mạng 5G, như trạm gốc, trung tâm dữ liệu, ăng-ten và thiết bị cầm tay, và kết hợp chúng cùng nhau trong một phạm vi quy mô và chi phí.

"Ông Tập Cận Bình nói rằng ông muốn Trung Quốc thống trị thị trường 5G trên toàn cầu", theo CNN Business. "Rất nhiều người coi nó là xu hướng công nghệ tiếp theo (và nghĩ rằng) nó sẽ giống như Internet hoặc điện thoại thông minh."

Nguy cơ với Huawei

Nhưng để Huawei thành công trong việc xây dựng mạng 5G, họ cần Mỹ. Trong số 92 nhà cung cấp chính của Huawei là 33 công ty Mỹ, bao gồm các nhà sản xuất chip Intel, Qualcomm và Micron, các công ty phần mềm Microsoft và Oracle - chuyên gia Tom Holland của Gavekal Research cho biết. "Nếu bây giờ Washington cấm các công ty này bán hàng cho Huawei, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc sẽ phải vật lộn để tồn tại", Holland nói.

Vụ án của bà Mạch, vì thế, có thể có hậu quả rất phức tạp. Chính phủ Mỹ tuyên bố bà Mạch che đậy hành vi vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran, theo các công tố viên Canada tại phiên điều trần ở Vancouver hôm 7/12. Vẫn chưa rõ Huawei có phải đối mặt với rắc rối pháp lý hay không, dù có suy đoán rằng công ty có thể nhận được lệnh cấm xuất khẩu do vi phạm lệnh trừng phạt như lệnh cấm từng xảy ra với ZTE. Một lệnh cấm như vậy, nếu được ban hành, sẽ là thảm họa đối với công ty này.

danh huawei my muon khoi mao chien tranh lanh cong nghe voi trung quoc Bắt "công chúa Huawei" là đỉnh điểm chiến dịch 10 năm của an ninh Mỹ

Giới chức Mỹ từ lâu đã để mắt tới Huawei do lo ngại tập đoàn này, chịu sự chi phối của chính phủ Trung Quốc, ...

danh huawei my muon khoi mao chien tranh lanh cong nghe voi trung quoc Tương lai bất định của Huawei sau khi giám đốc tài chính bị bắt

Việc lãnh đạo bị bắt có thể khiến nhiều nước nghi ngại công nghệ của Huawei, đe dọa nguồn doanh thu trong tương lai của ...

danh huawei my muon khoi mao chien tranh lanh cong nghe voi trung quoc Trung Quốc triệu tập đại sứ Canada về vụ bắt giữ CFO Huawei

Trung Quốc thể hiện sự giận dữ với phía Canada và yêu cầu nước này ngay lập tức thả tự do cho bà Mạnh Vãn ...

danh huawei my muon khoi mao chien tranh lanh cong nghe voi trung quoc Vì sao Huawei mãi là cơn ác mộng của Mỹ và phương Tây?

Sáng lập bởi cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc, chừng đó có lẽ đã quá đủ để Mỹ và phương Tây đưa ánh nhìn ...