UBND TPHCM vừa trình HĐND chủ trương đầu tư dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với tổng mức đầu tư khoảng 1.508 tỉ đồng từ nguồn ngân sách. Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng, khán phòng lớn 1.200 chỗ và khán phòng nhỏ 500 chỗ.
UBND TPHCM vừa trình HĐND chủ trương đầu tư dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với tổng mức đầu tư khoảng 1.508 tỉ đồng từ nguồn ngân sách. Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng, khán phòng lớn 1.200 chỗ và khán phòng nhỏ 500 chỗ.
Ngay khi công bố chủ trương này, đã có nhiều ý kiến tranh cãi. Tất nhiên, quan điểm trái chiều trước một chủ trương là cần thiết, các nhà lãnh đạo nên lắng nghe để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Phản ứng dễ dàng nhất là thành phố còn có quá nhiều ngổn ngang, cần chi nhiều tiền để giải quyết những vấn đề như kẹt xe, ngập nước, cho nên chi số tiền lớn để xây dựng một nhà hát giao hưởng là không phù hợp.
Ý kiến khác còn thuyết phục hơn, đó là những hộ dân khiếu kiện hơn 22 năm liên quan đến dự án Thủ Thiêm chưa được giải quyết, nên tập trung các nguồn lực lo cho dân trước, còn chuyện xây dựng nhà hát tính sau.
Một dòng ý kiến thuần tính chuyên môn, đó là dân mình ít người biết thưởng thức nhạc giao hưởng, xây một nhà hát 1.500 tỉ đồng để phục vụ số ít người là quá lãng phí.
Nhưng nếu có cái nhìn xa hơn, toàn diện hơn, thì một thành phố lớn và đông dân nhất nước, một trung tâm kinh tế của cả nước, có nhiều người nước ngoài làm việc, nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, thì không thể không có những nhà hát tầm cỡ quốc tế để phục vụ người dân và du khách. Không chỉ là nhà hát, mà bảo tàng, thư viện lớn đẳng cấp thế giới cần phải được xây dựng, đó là sự trưởng thành về văn hóa của một quốc gia.
Chúng ta nói đến hiện trạng kẹt xe, ngập nước, hay những khiếu kiện của người dân liên quan đến Thủ Thiêm là đúng, và chúng ta đòi hỏi chính quyền phải giải quyết được những tồn tại đó, nhất là các hộ dân chịu thiệt thòi và bất công do những sai phạm trong triển khai dự án Thủ Thiêm. Nhưng hai việc khác nhau, xây dựng một nhà hát giao hưởng vẫn phải làm, đời sống tinh thần của người dân cũng là việc cần phải quan tâm chăm sóc.
Thực ra, điều mà người dân lo lắng, hoài nghi nhất không phải là xây dựng nhà hát giao hưởng hay không, mà xây như thế nào, có đảm bảo được hai yếu tố, một là chất lượng mỹ thuật của công trình và hai là không tham nhũng.
Đã từng có ý kiến cho rằng, xã hội đang tồn tại “hội chứng mất niềm tin”, cho nên khi chính quyền đưa ra một dự án xây dựng với số tiền lớn, tự trong thâm tâm, người dân không tin vào sự lành mạnh của dự án. Lỗi này không thuộc về dân.
Bởi vì, ngay tại vùng đất quận 2 này, có nhiều thứ làm dân mất niềm tin.
TP.HCM muốn xây nhà hát 1.500 tỷ: Chưa nên vội
Không phủ nhận nhu cầu thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của người dân nhưng theo TS.KTS Võ Kim Cương, TP.HCM cần xem xét ưu ... |
Đề xuất xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm
UBND TP.HCM đề xuất xây Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch tiêu chuẩn quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm bằng ngân ... |
TP HCM muốn chi 1.500 tỷ xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm
Nhà hát dự kiến có hai khán phòng với sức chứa 1.700 chỗ ngồi. |