Đại học \"ma\" và danh tiếng thật!

Rõ ràng, bằng giả hoàn toàn khác bằng “không được công nhận”. Và, chắc hẳn sẽ còn nhiều người kêu oan khi bộ Giáo dục Đào tạo không công bố danh sách những trường đại học đủ tiêu chuẩn.

dai hoc ma va danh tieng that Bằng giả “trải thảm” cho người gian dối
dai hoc ma va danh tieng that Vụ bằng trung cấp nghề giả giá 7 triệu đồng: Nguy cơ bị chìm xuống

Những ngày qua, câu chuyện “tấm bằng tiến sĩ của Bí thư” (Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng) làm dậy sóng dư luận. Điều mà nhiều người quan tâm là vì sao tấm bằng tiến sĩ của vị Bí thư lại không được công nhận ở trong nước?

Từ tấm bằng tiến sĩ của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho thấy một thực tế, những người du học nói chung và du học Mỹ nói riêng không biết tấm bằng của mình liệu được thừa nhận. Bởi, cho đến nay, bộ Giáo dục Đào tạo chưa từng công bố danh sách những trường đại học được công nhận đủ tiêu chuẩn.

dai hoc ma va danh tieng that

Vì sao tấm bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh không được công nhận là điều dư luận đặc biệt quan tâm.

Ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận thanh tra và chỉ ra 4 vi phạm khuyết điểm cá nhân của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (trong đó, có vi phạm về việc sử dụng bằng cấp không đúng quy định), dư luận xã hội lập tức lên án sự thiếu trung thực của người đứng đầu thành phố này. Nhưng có vẻ như ông Nguyễn Xuân Anh, cũng như những người từng du học hay lấy bằng tiến sĩ tại đây hoàn toàn không hề hay biết về giá trị tấm bằng.

Xem ra, với các trường hợp người học văn bằng nhưng về Việt Nam không được công nhận cũng không tránh khỏi sự ấm ức, bởi thực chất những người này có học chứ không phải làm giả văn bằng. Nhưng có điều lạ đời, ở đất nước sính bằng cấp như ở ta, chuyện tấm bằng tiến sĩ mà nhiều người “rinh” được từ những trường đại học danh giá cũng không được công nhận thì thử hỏi đâu là thang giá trị chuẩn?

Quay trở lại câu chuyện tấm bằng tiến sĩ của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, dư luận ì xèo, ngôi trường mà vị này theo học chỉ là đại học "ma", dựng lên cái tên để bán bằng và thứ bằng cấp ấy giúp người học mua được chút danh. Nhưng dẫu là trường đại học "ma", chẳng lẽ khi vị Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đi học tiến sĩ không ai hay? Học viên đi học ở đâu không cần biết, học xong về bộ Giáo dục Đào tạo có công nhận hay không là quyền của Bộ?

Với vai trò là quản lý Nhà nước, bộ Giáo dục Đào tạo cần công khai danh sách các trường đã được công nhận, trường kém chất lượng để người học có thể tham khảo. Có như vậy người học mới không bị sa chân vào trường đại học “ma” cũng như không bị mang tiếng xài bằng giả, đi học lấy bằng để làm bình phong tiến thân.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

http://www.nguoiduatin.vn/dai-hoc-ma-va-danh-tieng-that--a339944.html

/ Hương Lan/nguoiduatin.vn