Ông Trương Gia Bình chứng kiến túi tiền rủng rỉnh. Ông Nguyễn Đức Tài ghi nhận kỷ lục giàu mới. Trong khi đó, đại gia kín tiếng Hồ Xuân Năng đang trên con đường chinh phục danh hiệu tỷ phú USD.
Thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận sự bứt phá không ngừng nghỉ của hàng loạt các cổ phiếu đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, trong đó sôi động nhất vẫn là nhóm xây dựng, vật liệu xây dựng, bán lẻ và ngân hàng.
Cho dù đang ở vùng cao nhất gần 10 năm qua với chỉ số VN-Index quanh ngưỡng 800 điểm và áp lực chốt lời là rất lớn, nhưng thị trường vẫn chứng kiến dòng tiền vào ra khá ấn tượng. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền vào các cổ phiếu tiềm năng.
Tâm điểm của thị trường chứng khoán đang xoay quanh nhóm cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng. Sau một thời gian bứt phá dữ dội của Hòa Phát (HPG) của ông Trình Đình Long và Hoa Sen (HSG) của ông Lê Phước Vũ, giờ đây các cổ phiếu như Viglacera (VGS), Hòa Bình (HBC) của ông Lê Viết Hải, Vicostone (VCS) của ông Hồ Xuân Năng.. đang bứt phá dữ dội và đóng vai trò thay thế cho HPG, HSG… trong con sóng của nhóm ngành này.
Cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng tiếp tục tăng mạnh. |
Cổ phiếu Vicostone (VCS) của ông Hồ Xuân Năng tiếp tục lập những đỉnh cao mới và lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 ngàn đồng sau khi tăng gần gấp đôi trong 6 tháng vừa qua. Ông Hồ Xuân Năng hiện trực tiếp và gián tiếp (thông qua CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A - Phenikaa) nắm giữ hơn 80% cổ phần VCS.
Với cú phi mã thần tốc trong thời gian gần đây, ông Hồ Xuân Năng chứng kiến túi tiền gia tăng lên trên 13 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 600 triệu USD, gần ngang bằng với ông trùm ngành thép Trần Đình Long (chủ tịch HPG).
Vicostone được biết đến là một trong những nhà sản xuất đá tấm thạch anh lớn nhất thế giới. Trong 6 tháng đầu năm Vicostone đạt hơn 2,2 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần tăng 53% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thế gần 580 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Các cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng khác cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước là Viglacera (VGS) và Hòa Bình (HBC). Trong phiên 12/9, khối ngoại mua ròng 90 tỷ trên sàn Hà Nội với gần 110 tỷ đồng mua cổ phiếu Viglacera. HBC được mua ròng 21 tỷ đồng.
Cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình hiện cũng đang có mức giá cao kỷ lục là: 61 ngàn đồng/cp sau khi tăng gần 3 lần từ đầu năm tới nay. Dự kiến HBC sẽ có doanh thu khoảng 16 ngàn tỷ và lợi nhuận 1 ngàn tỷ đồng trong năm nay.
+Bên cạnh nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng, nhóm cổ phiếu bán lẻ tiếp tục được quan tâm. Cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài tiếp tục lập đỉnh mới giúp đại gia bán lẻ này giàu kỷ lục. Ông Tài hiện có số cổ phiếu MWG quy ra tiền trị giá hơn 5,2 ngàn tỷ đồng.
Cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT của ông Trương Gia Bình cũng đang ở vùng đỉnh của nhiều năm qua. Ông Bình có túi tiền tăng trở lại lên gần 2 ngàn tỷ đồng nhờ triển vọng của tập đoàn sau khi sắp xếp lại mảng bán lẻ.
FPT vừa ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chiến lược Synnex Technology International Corporation (Synnex). Theo đó, Synnex sẽ đầu tư sở hữu 47% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Thương mại FPT (FPT Trading). Sau thương vụ này, FPT nhận được 932 tỷ đồng bao gồm tiền nhận được từ Synnex và lợi nhuận giữ lại của FPT Trading.
Trước đó, FPT đã bán 30% cổ phần tại FPT Retail (một doanh nghiệp bán lẻ khác thuộc FPT) cho Dragon Capital và VinaCapital để giảm tỷ lệ sở hữu từ 85% về 55%, thu về khoảng 39 triệu USD. FPT Retail hiện là nhà bán lẻ điện thoại lớn thứ hai tại Việt Nam.
Hiện tại, giới đầu tư trong và ngoài nước cũng đang quan tâm tới các cổ phiếu thực phẩm như Masan (MSN) của ông Nguyễn Đăng Quang, rượu bia như Habeco (BHN), Sabeco (SAB), Bánh kẹo Hải Hà (HHC) và các cổ phiếu ngân hàng như Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), BIDV (BIDV), Quân đôi (MBB)…
Về tổng thể, theo nhiều CTCK, thị trường chứng khoán có triển vọng tốt về dài hạn do quy mô và chất lượng tiếp tục tăng. Mặc dù vây, áp lực chốt lời ở vào thời điểm rất nhiều cổ phiếu trụ cột và nóng có mức giá cao kỷ lục như hiện tại là không nhỏ.
Dòng tiền hiện đang tìm tới các mã cổ phiếu cơ bản được hỗ trợ từ thông tin tích cực từ triển vọng kinh doanh và đang trong vùng giá chiết khấu hấp dẫn. Mặc dfu vậy, nhều CTCK vẫn nhận định tăng điểm sẽ là xu thế trong trung và dài hạn của thị trường đến cuối 2017 và đầu 2018. Điều này dựa vào các chính sách hỗ trợ tích cực của Chính phủ đến nền kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/9, VN-index tăng 2,47 điểm lên 799,94 điểm; HNX-Index tăng 0,84 điểm lên 103,72 điểm. Upcom-Index tăng 0,11 điểm lên 54,45 điểm. Thanh khoản đạt gần 194 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt khoảng 4,4 ngàn tỷ đồng, thấp hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng trước đó.
(http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/tin-chung-khoan-ngay-14-9-dai-gia-bi-an-ho-xuan-nang-giau-tui-tien-600-trieu-usd-398294.html)
Đại gia xẻ thịt cặp cá lăng 200kg làm đại tiệc mời khách
Từ lâu, cá lăng đã trở thành đặc sản, được chế biến thành nhiều món ngon. Nhưng do bị khai thác nhiều nên cá lăng ngày ... |
Nhiều đại gia săn đón tôi
Trả lời câu hỏi: Trong giới xôn xao tin chị được đại gia kim cương Chu Đăng Khoa chu cấp kinh tế?, Hoa khôi Nam ... |
Cuộc đấu tay đôi: Đại gia Việt thắng ngược ông lớn ngoại
Hàng loạt đại gia Việt đã vào cuộc và cuộc chiến bảo vệ các thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam đang trở nên quyết liệt hơn ... |
Đại gia vận hạn: Từ hoành tráng tỷ USD đến ngập trong nợ nần
Những siêu dự án hoành tráng với quy mô lên tới cả tỷ USD đang phải đối mặt với thảm cảnh bỏ hoang, chủ đầu tư ... |
Đại gia ô tô lỗ nặng: Đóng showroom, đi bán nước ngọt, quần áo
Kinh doanh thua lỗ phải đóng cửa, có ông chủ chuyển sang mở quán café, có người mở nhà hàng bia hơi hay buôn quần ... |