Các cơ quan nhà nước vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong hoạt động quản lý các loại tiền ảo như Bitcoin.
Ông Phan Vũ Hoàng - Phó giám đốc Bộ phận Tư vấn thuế, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cho rằng, cách quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước với đồng tiền ảo này hiện chưa thống nhất tại hội thảo “Blockchain, thuế điện tử và những tác động tới doanh nghiệp, nền kinh tế toàn cầu”.
Để chứng minh cho nhận định của mình, ông Hoàng đã dẫn chứng vụ kiện liên quan đến Bitcoin giữa Chi cục thuế TP Bến Tre và ông Nguyễn Việt Cường.
Mỗi Bitcoin hiện giao dịch quanh mốc hơn 7.000 USD. |
Từ giữa năm 2008 đến tháng 9/2013, ông Cường tham gia trao đổi tiền điện tử (Bitcoin) trên mạng. Sau đó, ông Cường nhiều lần bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bến Tre mời đến làm việc về các hoạt động liên quan đến tiền điện tử. Cơ quan này kết luận trường hợp kinh doanh của ông Cường không phải là hành vi phạm tội nhưng đề nghị xử lý hành chính.
Tuy nhiên, tháng 5/2016, Chi cục Thuế TP Bến Tre đã ra Quyết định 714 buộc ông Cường nộp hơn 981 triệu đồng thuế giá trị gia tăng và hơn 1,6 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân, tổng cộng hơn 2,6 tỷ đồng. Sau đó, ông Cường hai lần khiếu nại đều bị từ chối. Ông cho rằng hình thức kinh doanh của mình không vi phạm pháp luật vì tiền điện tử không được công nhận là một loại hàng hóa để đăng ký kinh doanh.
Đến cuối tháng 9, TAND tỉnh Bến Tre yêu cầu hủy các quyết định truy thu thuế đối với ông Nguyễn Việt Cường. Theo Hội đồng xét xử, hiện chưa có luật công nhận tiền điện tử Bitcoin là hàng hoá.
Việc cơ quan thuế ra quyết định truy thu thuế trong trường hợp này là mặc nhiên công nhận Bitcoin là hàng hoá trong khi đề án về khung pháp lý để quản lý, xử lý loại tiền này chỉ mới đang được xây dựng. Động thái này sẽ ảnh hưởng hoạt động quản lý tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện để chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán chuyển tiền cho các giao dịch bất hợp pháp...
Cuối tháng trước, Ngân hàng nhà nước khẳng định, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Cơ quan này cho biết việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150 triệu đến 200 triệu đồng. Từ 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h, khoản 1, điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Thống đốc Ngân hàng: Bitcoin không phải đồng tiền thanh toán
Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các đại biểu lo lắng đặt câu hỏi sẽ huy động vàng, ngoại tệ còn dự trữ lớn ... |
Giá Bitcoin tại Zimbabwe tăng lên 13.500 USD do bất ổn chính trị
Giá Bitcoin đã tăng 10% tại sàn giao dịch tiền ảo Golix ở Zimbabwe vào thứ Tư sau khi lực lượng vũ trang quốc gia ... |
Nhà băng hàng đầu châu Á coi Bitcoin là trò lừa đảo
Ngân hàng DBS cho rằng Bitcoin chỉ là một dạng lừa đảo tài chính. |
(https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/dai-dien-deloitte-chua-co-su-thong-nhat-trong-quan-ly-bitcoin-3671354.html)