Đại biểu TP.HCM Trương Trọng Nghĩa cho rằng, thời gian 99 năm ngang với 3-4 thế hệ con người, thực chất là hình thức nhượng địa mà hiện nay chỉ những đất nước nghèo đói, lạc hậu và hoang sơ mới cần đến.
Vấn đề có cho thuê đất ở đặc khu tới 99 năm hay không đang là câu chuyện nóng nhất tại Quốc hội kỳ này. Đại biểu Dương Trung Quốc thậm chí đề nghị phải biểu quyết riêng cho đề xuất này trong dự thảo Luật đặc khu.
"99 năm thì tôi nghĩ là những nhà đầu tư công nghệ cao ở thời đại 4.0 này họ không cần đến thời gian. Chỉ có các nhà đầu tư bất động sản hoặc đầu cơ bất động sản thôi. Tôi rất tán đồng có điều khoản này nhưng hết sức thận trọng chứ nếu không nó sẽ trở thành nơi di dân mà thôi", đại biểu Dương Trung Quốc cho hay.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng phản đối khá mạnh dự thảo Luật đặc khu khi cho rằng ưu đãi cho thuê đất đến 99 năm là quá dễ dãi.
Theo ông lý giải, không có vòng đời nào, không có dự án đầu tư nào hiện nay cần đến 99 năm. Thời hạn này thực chất là ưu đãi bổ sung để nhà đầu tư có thể được chuyển nhượng sau khi khai thác xong hoặc là thay đổi dự án giữa chừng mà không phải trả lại đất.
"Thời hạn này ngang với 3-4 thế hệ con người, thực chất là hình thức nhượng địa mà hiện nay chỉ những đất nước nghèo đói, lạc hậu và hoang sơ mới cần đến".
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (trái) trao đổi với Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà tại Quốc hội. (Ảnh: Duy Thành) |
Trong dự thảo luật, 2 đặc khu Vân Đồn và Bắc Vân Phong đều ưu tiên phát triển công nghệ cao, trong khi Phú Quốc sẽ là mảnh đất hứa cho phát triển du lịch.
Song từ dự thảo luật đến thực tế còn một khoảng cách khá xa, khi dường như đầu cơ bất động sản đang nhắm tới việc kiếm lời từ buôn bán đất đai thay vì chiến lược dài hơi biến đặc khu thành trung tâm phát triển công nghệ cao đẳng cấp thế giới.
"Cái chúng ta cần làm là tạo môi trường để nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao thực sự muốn vào. Các nhà đầu tư không phải những người mua hàng, nghe nói ở đâu có hàng tốt thì chạy đến mua. Họ đầu tư dự án hàng chục năm, quyết định dựa trên nghiên cứu rất kỹ.
Nếu thiết kế không kỹ, sẽ dẫn đến chuyện chúng ta muốn thu hút đầu tư công nghệ cao song thực chất thiết kế của chúng ta lại không hấp dẫn được họ. Người ta thấy không yên tâm, không đủ điều kiện. Thiết kế thế nào đó lại chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư casino, bất động sản.
Đâu phải cứ nói muốn phát triển công nghệ, ghi vào luật là họ đến. Bởi còn phụ thuộc hạ tầng, sân bay quốc tế, nguồn nước sạch...Để đầu tư công nghệ cao, có những điều kiện chưa chắc gì người ta đến. Rốt cuộc, các anh công nghệ cao không đến thì chỉ còn các anh kia thôi", đại biểu Nghĩa bình luận.
Vị đại biểu TP.HCM cũng nêu ra điểm bất thường trong cách xây dựng Luật đặc khu: "Trong luật, chúng ta lại ghi luôn Vân Phong, Vân Đồn vào. Lẽ ra, chúng ta nên làm Luật các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thì phải đáp ứng điều kiện này kia.
Khi Quốc hội xét thành lập ở đâu, những anh đó trình đề án lên. Khi đó, mới xét Vân Phong làm ngành này, Phú Quốc làm ngành kia,... rồi làm như thế đụng đến bao nhiêu vạn dân, bao nhiêu rừng, biển, đất liền, cần bao nhiêu hạ tầng.
Ta làm Luật đặc khu, lại đưa vào một số việc của Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc. Cách làm luật này không bình thường. Từ đó mới gây ra khó khăn cho chúng ta.
Thực sự có những khu chúng ta muốn nó là công nghệ cao thì để làm công nghệ cao thôi, muốn làm du lịch thì để làm thiên đường du lịch đi. Như Phú Quốc chẳng hạn. Người ta đến đó chỉ để du lịch, cảnh quan, nhà giàu đến đó để tiêu tiền..."
Bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) dẫn chứng Philippines quy định thời hạn giao đất 50-70 năm và xem xét gia hạn một lần khoảng 1/2 thời hạn cho thuê ban đầu.
"Ví dụ, cho thuê đất 50 năm thì gia hạn một lần không quá 25 năm. Trong thời gian cho thuê đầu tiên, họ sẽ đánh giá xem dự án đó có hiệu quả hay không rồi mới gia hạn tiếp. Như thế sẽ bảo đảm thời hạn thuê dài, có yếu tố cạnh tranh.
Vì sao chúng ta không quy định thời hạn cho thuê đất, giao đất là 70 năm và cho phép gia hạn một lần tối đa không quá 20-30 năm. Hết 70 năm, đánh giá lại dự án đó có thực sự hiệu quả hay không, có tính lan tỏa hay không, bảo đảm môi trường hay không? Lúc đó, Thủ tướng rất dễ quyết định.
Nếu giao đất tới 99 năm cho những trường hợp đặc biệt và quyền quyết định thuộc về Thủ tướng tức là "làm khổ Thủ tướng". Đó là chưa kể đến quy định như thế nào là "trường hợp đặc biệt" cũng không rõ; từ đó có thể dẫn đến việc nhà đầu tư "chạy qua bộ này, bộ kia để chứng minh mình thuộc trường hợp đặc biệt", đại biểu Trần Hoàng Ngân phân tích.
Vấn đề là chúng ta cần kiểm soát chặt chẽ an ninh tài chính, an ninh quốc gia, quốc phòng; cần rất thận trọng trong xem xét cấp giấy phép.
Minh chứng qua 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, chúng ta đã thu hút trên 332 tỉ USD và giải ngân 178 tỉ USD. Hiện nay, Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư. Họ tới vì nhiều lý do: thể chế chính trị ổn định, nền tảng kinh tế vĩ mô và tiềm năng phát triển kinh tế.
"Vì thế, không nên tập trung quá nhiều ưu đãi, mà hoàn thiện thể chế, môi trường thuận lợi... mới là điểm quan trọng, then chốt. Chúng ta đầu tư "không", cuối cùng không thu thuế, lại cho thuê đất dài hạn thì lấy đâu ra nguồn thu", ông Ngân nói.
Chủ nhiệm Uỷ Ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. |
Để thôn tính hết đất, sao có \'đại bàng\' vào đặc khu?
Chiều 26/5, trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ Ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng tỏ ra lo ngại về chuyện đầu cơ đất tại các đặc khu tương lai, tránh cho đất lên cơn sốt.
"Khi tôi còn công tác ở Quảng Ninh (nhiệm kỳ trước, ông Vũ Hồng Thanh là Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh – PV) đã có chủ trương dừng hết các dự án để dành đất cho đặc khu.
Vừa rồi, anh Đọc, Bí thư Quảng Ninh xuống trực tiếp, chỉ đạo dừng hết mọi chuyện, chờ Luật đặc khu rồi mới triển khai cái này cái kia.
Trong báo cáo thẩm tra trình, chúng tôi đã cảnh báo chuyện đó rồi. Chúng ta phải làm sao đó để dừng lại hiện tượng này, nếu không đất “sốt” hết cả lên rồi.
Tất nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng dừng thì thế này thế kia. Nhưng trong bối cảnh bây giờ, cứ để cho đằng sau ngầm thôn tính hết đất thì sau này các ‘đại bàng’ đến không còn đất, ‘chim sẻ’, ‘chim sâu’ chiếm hết đất", đại biểu Thanh nêu quan điểm.
Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: "Hàn Quốc trong 10 năm họ đã sửa 6 lần, Nhật Bản trong 3 năm cũng sửa 2 lần, cho nên Việt Nam cần thận trọng nhưng cũng không nên quá cầu toàn. Vấn đề hiện nay là việc tổ chức thực hiện. Quy định phải thật rõ và thật thận trọng trong quá trình xem xét đối với những dự án gọi là đặc biệt và có thể hưởng quy định 99 năm... Như thế nào là đặc biệt và quy trình thủ tục như thế nào được xem xét sẽ thiết kế ở quy định sao cho rõ ràng và minh bạch, thận trọng." |
Người nước ngoài đã sử dụng bao nhiêu đất ở Việt Nam?
Cả nước hiện có hơn 31 triệu ha đất đã được sử dụng vào các mục đích, chiếm 93,62% tổng diện tích tự nhiên. Trong ... |