Cụ thể hoá quy định từ chức: Vẫn lo còn kẽ hở...

Nếu làm không tốt việc quy định từ chức sẽ giống như câu chuyện đổi 100 USD bị phạt 90 triệu tại Cần Thơ, làm thế nào cũng được...

Khó cụ thể hoá hành vi

Bà Lê Thu Ba – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng cho rằng, quy định từ chức là cần thiết song việc cụ thể hoá từ chức bằng văn bản sẽ rất khó thực hiện.

cu the hoa quy dinh tu chuc van lo con ke ho

Từ chức phải hình thành từ văn hóa. Ảnh minh họa

Bà Lê Thu Ba cho rằng, cần tách bạch hai việc rất cụ thể đó là từ chức và cách chức, buộc thôi việc. Từ chức là tự nguyện, tự giác còn cách chức, buộc thôi việc là hình thức thi hành kỷ luật, xử lý bằng các chế tài pháp luật.

Do đó, việc cụ thể hóa hành vi, để cụ thể hóa quy định sẽ giúp việc thực thi pháp luật tốt hơn, việc quy trách nhiệm dễ dàng hơn, tránh tình trạng lắt léo, mượn gió bẻ măng, trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Như vậy, ở đây không còn là từ chức nữa mà là xử lý kỷ luật, là buộc thôi việc, buộc phải cách chức, không phải từ chức.

Nói thêm về việc này ông Nguyễn Anh Sơn – nguyên ĐBQH khoá XIII cũng cho rằng, việc từ chức phải được quan tâm và làm quyết liệt hơn nữa nhưng để quy định cụ thể bằng văn bản ông cho rằng sẽ gặp không ít khó khăn.

Theo ông, ở nước ngoài việc từ chức cũng không được quy định bằng pháp luật, bởi đây là một vấn đề liên quan tới phạm trù văn hoá đạo đức của con người nhiều hơn.

Tức là từ chức là phải tự mình điều chỉnh mình, tự mình phạt mình một cách tự nguyện, tự giác khi một cá nhân, lãnh đạo nhận thấy bản thân không còn đủ năng lực để điều hành, quản lý công việc hoặc trong quản lý đã không còn nhận lòng tin, sự tín nhiệm của cá nhân, tổ chức đơn vị mình quả lý thì phải từ chức.

Việc xin từ chức là thể hiện lòng tự trọng, thể hiện văn hoá chính trị của mỗi cá nhân, lãnh đạo ở từng cương vị khác nhau. Vì thế, việc quy định cụ thể từng hành vi đạo đức để đo lường cán bộ này làm tốt hay chưa làm tốt làm cơ sở tham chiếu để quy định việc từ chức vừa khó vừa chưa đủ.

Đã là văn hoá, đạo đức thì phải hình thành từ ý thức tự giác của mỗi cá nhân, nếu không có được lòng tự trọng, khó có được sự tự giác.

Hơn nữa, liên quan tới việc từ chức còn phải dựa trên đánh giá về năng lực, trình độ, trách nhiệm của từng người ở từng cương vị khác nhau. Do đó, một cán bộ, lãnh đạo ngoài yêu cầu về văn hoá, đạo đức còn phải là người có trình độ, có chuyên môn nữa.

“Tôi cho rằng, tự giác xin từ chức ở Việt Nam rất khó nhưng đó chỉ là đánh giá về mặt văn hoá, đạo đức còn đối với những trường hợp có sai phạm, không hoàn thành trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì phải xử lý ngay bằng các công cụ pháp luật.

Cán bộ lãnh đạo đã có sai phạm thì không còn là xin từ chức nữa mà phải là cách chức, buộc thôi việc đồng thời yêu cầu cơ quan công an khởi tố vụ việc, tiếp tục điều tra, xử lý thật nghiêm minh”, ông Sơn nêu quan điểm.

Lo kẽ hở, dễ lạm quyền

Bà Lê Thu Ba cho biết thêm, khó khăn nhất hiện nay trong công tác quản lý, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chính là việc đánh giá năng lực của từng cán bộ, lãnh đạo ở từng vị trí việc làm. Chính vì khó khăn trên nên việc từ chức không thể chờ đợi vào sự tự giác, còn việc xử lý kỷ luật theo hình thức buộc thôi việc, cách chức cũng làm không tới nơi, tới chốn.

“Bây giờ đưa ra việc cụ thể hoá từ chức bằng văn bản, tôi xin hỏi là cụ thể hoá thế nào? Nếu làm không tốt việc quy định từ chức sẽ giống như câu chuyện đổi 100 USD bị phạt 90 triệu tại Cần Thơ.

Quy định đưa ra một mức phạt khung từ 80 triệu tới 100 triệu cho hành vi mua bán ngoại tệ tại các cơ sở kinh doanh không có giấy phép nhưng lại không quy định cụ thể được việc giao dịch ở giá trị bao nhiêu thì sẽ bị phạt bao nhiêu nên mới dẫn tới việc cán bộ khi thực thi pháp luật áp dụng hình phạt một cách tuỳ tiện, thích để mức phạt bao nhiêu cũng được.

Từ chức cũng vậy, cũng rất dễ bị lợi dụng, thậm chí còn có thể bị biến tướng trở thành công cụ để lôi kéo, kết nối bè phái bảo vệ cho nhóm lợi ích.

Đến lúc đó, có khi những người làm được việc nhưng không được lòng đồng nghiệp thì bị đẩy ra ngoài còn những người mồm mép nhưng không có năng lực, trình độ lại giữ lại trong bộ máy.

Cuối cùng, việc quy định lại trở thành lợi bât cập hại, không những không giúp việc từ chức hiệu quả mà còn tạo gánh nặng, hình thành những mối lo mới.

Do đó, việc xây dựng quy định phải hết sức thận trọng, cụ thể, chi tiết”, Bà Lê Thu Ba lưu ý.

Theo bà Thu Ba, khi xây dựng quy định thuộc phạm trù đạo đức, một lĩnh vực mang tính cảm tính nhiều hơn, không có những con số cụ thể thì việc dựa vào dư luận, vào ý kiến người dân là rất cần thiết.

Bà nêu ví dụ, trong kỳ lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội vừa qua, việc dựa vào phiếu tín nhiệm để đánh giá năng lực cán bộ chính là một kênh thông tin tham chiếu.

Việc một Bộ trưởng nhận được nhiều phiếu tín nhiệm thấp tức là dư luận không ủng hộ và có phản ứng với cách điều hành quả lý của Bộ trưởng đó. Trong trường hợp này, cũng phải xem xét lại tư cách đạo đức, năng lực chuyên môn cũng như trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đó.

cu the hoa quy dinh tu chuc van lo con ke ho TP HCM đồng ý cho ông Đoàn Ngọc Hải rút đơn xin từ chức

Ông Đoàn Ngọc Hải vẫn tiếp tục làm Phó chủ tịch phụ trách đô thị của UBND quận 1 và công tác bình thường.

cu the hoa quy dinh tu chuc van lo con ke ho "Phiếu tín nhiệm 2018 chưa đủ cơ sở để cá nhân nào từ chức"

"Hai ngành giáo dục, giao thông có nhiều vấn đề tồn tại, tồn tại từ lâu rồi, nhưng cũng phải thừa nhận năng lực của ...

/ http://baodatviet.vn