Thay vì coi Trung Quốc là đối tác thương mại không thể thiếu, Mỹ cần xem Trung Quốc như một đối thủ tiềm tàng số một trong thời gian tới.
Lễ ra mắt tàu sân bay Type-001A của Trung Quốc hôm 26/04/2017 |
Trả lời chất vấn tại quỹ Heritage ở Washington DC hôm thứ Tư, Seth Cropsey - giám đốc chương trình sức mạnh biển của học viện Hudson, tác giả bài viết “Sự mù quáng trên biển: Giới chính trị bỏ mặc, sức mạnh trên biển của người Mỹ đang bị bóp nghẹt và điều gì tạo ra nó”, đã đưa ra nhận định rằng: “Trung Quốc sẽ là mối quan ngại số một của chúng ta”.
Vị chuyên gia quân sự Mỹ này bổ sung thêm: “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn khôi phục biểu tượng về một quốc gia vĩ đại, đặc biệt là trên biển. Họ đầu tư nhiều vào công nghệ vệ tinh, công nghệ mạng, xây dựng các hạm đội và khoảng cách so với Mỹ không còn quá xa”.
Ông Cropsey nhấn mạnh, người Trung Quốc có cách riêng để tranh đoạt mọi thứ, từ việc xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo do họ bồi đắp cho đến sử dụng "luật rừng" do mình đặt ra để yêu sách chủ quyền "đường lưỡi bò" trên biển Đông mà không đếm xỉa đến luật pháp quốc tế, khi những đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ bị từ chối.
Ông cho rằng, Tổng thống Donald Trump đã đúng trong việc đánh giá chính sách thương mại với Bắc Kinh: “Không phải tự do thương mại, họ là những kẻ trục lợi”.
Trong khi những láng giềng xung quanh Trung Quốc phụ thuộc vào kinh tế, thương mại của Bắc Kinh để phát triển của đất nước mình, thì họ vẫn rất quan ngại về việc gia tăng các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên đường biên giới.
Cropsey nhấn mạnh, nếu Mỹ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ trở lên lớn mạnh và sẽ coi thường Mỹ, đó là điều họ đã làm trong quá khứ khi có sức mạnh.
Trước phiên chất vấn tại, trong buổi nói chuyện tại một căn cứ Hải quân, Cosey đã nóirằng, ông ước mình có thể lạc quan về tương lai những thách thức mà Mỹ đang đối mặt không chỉ vì hải quân Trung Quốc vươn ra đại dương; mà còn là các hành vi của Nga ở biển Baltic và biển Đen; vấn đề Iran tiếp tục phát triển vũ khí chống hạm và báo động vấn đề chiến tranh tiếp diễn ở Trung Đông và Afghanistan.
Vị giám đốc dẫn chứng về than phiền của hải quân về quy mô của các hạm đội được xây dựng từ 30 trước và không thể đáp ứng được cho yêu cầu tác chiến ngày nay. Giới lãnh đạo Hải quân Mỹ hiện đang yêu cầu từ 370 đến 400 chiến hạm; bởi 276 tàu hiện tại là không đủ hiệu quả để giải quyết các xung đột trên biển, nhất là của Hạm đội 7.
Hằng năm, ngân sách quốc phòng Mỹ chỉ tăng lên 50 tỷ dollars, do đó, kinh phí phân bổ cho hải quân chỉ đủ sửa chữa, duy tu cơ sở vật chất của các cảng biển, xưởng đóng tàu chứ không đủ để đóng các chiến hạm mới.
Trong buổi nói chuyện, ông Copsey nhiều lần nhắc lại câu nói “chính trị sẽ phán xét chính trị”, và kết luận rằng: Sau khi kết thúc chiến lạnh, tầm nhìn và vai trò của hải quân đã thay đổi, Hải quân Mỹ phải xuất hiện nếu không muốn bị gạt ra rìa trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát khu vực biển Đông.
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/chuyen-gia-my-hai-quan-trung-quoc-la-doi-thu-so-1-3343226/