Chuyên gia Indonesia lo lắng về tốc độ Trung Quốc kiểm soát Biển Đông

Các chuyên gia cảnh báo nếu không có cơ chế hữu hiệu thì Trung Quốc càng gia tăng chiếm giữ ở Biển Đông. 

chuyen gia indonesia lo lang ve toc do trung quoc kiem soat bien dong

Giáo sư Nguyễn Hồng Thao, giữa, và chuyên gia Mantong, ngoài cùng bên phải, trong hội thảo sáng nay. Ảnh: Giang Huy.

"Việc Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận điều chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa cho thấy Bắc Kinh đang chiếm đóng nhiều hơn ở khu vực", ông Andrew Wiguna Mantong, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế, Indonesia, trao đổi với VnExpress bên lề Đối thoại Biển lần thứ nhất sáng nay tại Hà Nội.

Hôm 29/11, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát sóng hình ảnh chiến đấu cơ J-11B được điều tới đảo Phú Lâm, trong phóng sự về việc mở rộng hoạt động không quân nước này. Các máy bay hạ cánh, cất cánh và thực hiện diễn tập trên Biển Đông trong video.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp từ năm 1974. Việt Nam đã nhiều lần phản đối Trung Quốc có các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và vi phạm luật pháp quốc tế.

"Năng lực của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy nước này đang kết hợp mọi nguồn lực để thực hiện điều mà tôi gọi là chiếm giữ thực tế", ông Mantong về việc Trung Quốc dùng các căn cứ, thiết bị quân sự để kiểm soát Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhà nghiên cứu này đánh giá các hành động của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng ở khu vực. Nó là vấn đề lớn đối với việc thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử (COC) mà Trung Quốc và ASEAN đang xúc tiến. COC đang thể hiện là "quá chậm" trong việc kiềm chế những gì Trung Quốc đang thực hiện ở đây.

Đánh giá về tình hình hiện nay ở Biển Đông, ông Manton cho rằng Trung Quốc đang có lợi thế vì Mỹ chuyển dần mối quan tâm vào các vấn đề khác. Ông cảnh báo nếu không có một khuôn khổ kiềm chế Bắc Kinh thì nước này sẽ kiểm soát Biển Đông. COC có thể giúp tạo niềm tin, từ đó giảm thiểu xung đột.

Nhận định về việc Trung Quốc công nhận điều chiến đấu cơ ra đảo ở Hoàng Sa, Giáo sư Nguyễn Hồng Thao, Thành viên Ủy ban luật pháp quốc tế Liên Hợp Quốc, cho rằng việc triển khai các hoạt động quân sự sẽ gây ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh của khu vực. Các bên cần kiềm chế như mục tiêu của COC đề ra.

Giáo sư khuyến cáo Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan cần giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế, xem xét theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là học thuyết chiếm cứ thực sự, chứ không dựa trên cơ sở yêu sách lịch sử hay phát hiện đầu tiên. Australia tin phán quyết Biển Đông áp dụng cho mọi nước

Trao đổi với VnExpress, Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick cho biết sau khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016, Australia đã nêu rõ quan điểm rằng nước này là trông đợi các bên tuân thủ. "Chúng tôi ủng hộ phán quyết trên phạm vi toàn cầu, nó có thể áp dụng với mọi nước", ông Chittick nói.

Đại sứ Australia lưu ý không phải tất cả các nước có liên quan ở Biển Đông đều tin tưởng vào luật quốc tế, do đó có nhiều tranh chấp ở đây. Tuy nhiên ông vẫn khuyến các các nước tuân thủ luật quốc tế, giải quyết tranh chấp hòa bình theo quy chuẩn này, đặc biệt là Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). Australia chia sẻ với Việt Nam quan điểm là các nước đưa ra yêu sách ở Biển Đông cần đưa ra yêu cầu của mình thông qua đàm phán, hoặc đưa ra Tòa trọng tài quốc tế.

Dưới góc nhìn chuyên gia, Giáo sư Nguyễn Hồng Thao đánh giá phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016 đã giúp làm rõ hơn chế độ pháp lý ở Biển Đông. Theo đó phán quyết khẳng định quyền của các nước có các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), thềm lục địa từ lãnh thổ đất liền theo nguyên tắc đất thông xuống biển, phán quyết cũng khẳng định các thực thể ở Trường Sa không có EEZ và thềm lục địa riêng, chỉ có 12 hải lý. Do đó Biển Đông không còn là biển khu vực nữa, mà là biển quốc tế, trong đó mọi quốc gia đều được chia sẻ quyền công bằng.

Giáo sư Thao lưu ý phán quyết đã khiến các nước có liên quan điều chỉnh chính sách, trong đó Trung Quốc đưa ra chính sách Tứ Sa, thay thế dần cho Đường 9 đoạn bị Tòa trọng tài bác bỏ.

Ông Thao tin rằng mặc dù hiện Trung Quốc và Philippines chưa tuân thủ phán quyết nhưng không có nghĩa phán quyết sẽ không được thực hiện. Tuy nhiên ông vẫn cảnh báo các nước liên quan Biển Đông có thể nảy sinh vấn đề trong năm 2018, bởi hiện nay vẫn thiếu cơ chế giám sát và phối hợp hoạt động giữa các bên.

Về phía chuyên gia Indonesia Mantong, ông nêu rõ mối lo ngại về sự hợp tác trong nội khối ASEAN.

"Các hoạt động quân sự của Trung Quốc có thể làm gia tăng xung đột, nhưng điều tôi lo lắng hơn là khu vực có thể có giải pháp hữu hiệu cho vấn đề hay không", ông Mantong nói.

chuyen gia indonesia lo lang ve toc do trung quoc kiem soat bien dong Quản lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông cần sự hợp tác của các bên

Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Fachir cho rằng quản lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông muốn mang lại hiệu quả phải dựa trên ...

chuyen gia indonesia lo lang ve toc do trung quoc kiem soat bien dong Trung Quốc, Philippines nhất trí tránh dùng vũ lực trên Biển Đông

Theo tuyên bố chung ngày 16/11, Trung Quốc và Philippines đã đồng ý tránh sử dụng vũ lực để giải quyết những bất đồng liên ...

chuyen gia indonesia lo lang ve toc do trung quoc kiem soat bien dong Malaysia đánh giá tích cực phát biểu của Trung Quốc về Biển Đông

Trung Quốc đã có phản ứng tích cực nhằm giảm căng thẳng trên Biển Đông, bao gồm đảm bảo tự do hàng hải và hàng ...

/ vnexpress.net