Chuẩn chính tả tiếng Việt trong SGK mới như thế nào?

Bộ GD&ĐT vừa tổ chức hội thảo về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới. Hai điểm sửa đổi, bổ sung mới nhất là quy định cách viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài, cách đặt dấu thanh.

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - cho hay thực ra, dự thảo quy định mới về chính tả không thay đổi nhiều. Điểm lớn nhất là thay đổi cách viết tên người, tên địa lý, thuật ngữ nước ngoài.

Về cách viết tên tổ chức, đơn vị, Ban soạn thảo lựa chọn quy định tại QĐ số 07/2003/QĐ ngày 13/3/2003 của Bộ GDĐT.

Cụ thể, viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ hoặc cụm từ có tác dụng phân biệt tên riêng đó với những tên riêng khác, ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, Đại học Quốc gia Hà Nội,...

Dự thảo quy định cách viết tên người, tên địa lý, tên tổ chức tiếng Việt; tên người, tên địa lý, tên tổ chức tiếng nước ngoài; tên các ngày lễ, tết; thuật ngữ chuyên ngành khoa học... Cũng cần có quy định về vị trí đặt dấu thanh, về cách viết âm "i" sau các chữ k, h, l, m, s và t trong những âm tiết mở như viết là "kĩ thuật" hay "kỹ thuật", "hi vọng" hay "hy vọng", "hợp lí" hay "hợp lý"...

Về tên người, tên địa lý nước ngoài, đối với những tên người, tên địa lý đã được dịch nghĩa hoặc phiên âm qua âm Hán Việt mà quen dùng như Hắc Hải, Đại Tây Dương, Mỹ, Anh, Bắc Kinh, Đỗ Phủ, Lý Bạch,… thì viết như cách viết tên người, tên địa lý tiếng Việt.

chuan chinh ta tieng viet trong sgk moi nhu the nao

Đối với các trường hợp còn lại sẽ có 3 hình thức xử lý: Một là viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Thomas Edison, Paris, New York... Hai là, chuyển tự sang chữ Latin, nếu đó là tên viết bằng các chữ ghi âm không phải chữ Latin, ví dụ: Volga, Moskva, Sankt Peterburg,... Ba là, trong trường hợp không chuyển tự được thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Tokyo, Fuzhou, Zhejiang, Nile, Cleopatra,...

Theo GS Thuyết, việc áp dụng quy định này có lợi so với cách phiên âm có gạch nối, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Quy định này cũng phù hợp với một thực tế là theo chương trình giáo dục mới, học sinh sẽ được học ngoại ngữ từ lớp 3.

Theo dự kiến của Ban soạn thảo quy định về chính tả, đối với những thuật ngữ mà tiếng Việt sẵn có hoặc dịch sang tiếng Việt dễ hiểu thì sử dụng các thuật ngữ này, ví dụ: các chất vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, nhôm; các hình tam giác, bình hành, chữ nhật,…

Đối với những thuật ngữ có tính hệ thống, có tính sản sinh cao (tạo ra nhiều thuật ngữ cùng gốc) thì viết theo tên nguyên dạng và phổ biến trong ngành khoa học đó. “Viết như thế cũng là để người đọc tiện tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Hãy tưởng tượng, nếu học sinh Việt Nam chỉ quen với tên các chất hóa học dưới hình thức phiên âm thì khi tham dự các kì thi quốc tế về khoa học, các em sẽ lúng túng như thế nào”, GS Thuyết phân tích.

Dự thảo quy định mới vẫn giữ cách viết đã được Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục quy định từ năm 1980: Thống nhất viết âm “i” bằng chữ “i” sau các phụ âm h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối, ví dụ: hi sinh (không viết hy sinh), bác sĩ (không viết bác sỹ)…

Mặc dù có ý kiến đề nghị thay đổi nhưng Ban soạn thảo cho rằng quy định của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục trước đây có lí, và nên giữ để tránh làm xáo trộn một thói quen đã hình thành sau gần 40 năm áp dụng.

Về vị trí đặt dấu thanh, Dự thảo quy định đặt dấu thanh vào âm chính. Điều này phù hợp với kết quả phân tích ngôn ngữ học: Trong tiếng Việt, thanh điệu bao giờ cũng rơi vào âm chính. Trong trường hợp âm chính được thể hiện bằng một chữ cái, dấu thanh được đặt trên hoặc dưới chữ cái đó, ví dụ: Nhà, vịt, hoà (trong tiếng “hòa”, dấu thanh đặt trên âm chính “a” vì “o” chỉ là âm đệm).

Trong trường hợp âm chính được thể hiện bằng hai chữ cái, thì: a) Đối với các kí hiệu ia, ua, ưa, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất. Ví dụ: bìa, lụa, lửa,...; b) Đối với các kí hiệu iê, yê, uô, ươ, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ hai. Ví dụ: biển, thuyền, nhuộm, được,...

Theo quy định của pháp luật, nếu được lãnh đạo Bộ GD&ĐT đồng ý, dự thảo sẽ được đưa lên Cổng thông tin điện tử của bộ này và các phương tiện thông tin đại chúng 2 tháng để xin ý kiến nhân dân.

Phạm vi áp dụng quy định này là chương trình, SGK mới. Việc sử dụng thống nhất trong toàn ngành giáo dục sẽ tạo ra một lớp người mới quen với cách viết này, dần dần những quy định mang tính hợp lý sẽ lan tỏa ra toàn xã hội.

chuan chinh ta tieng viet trong sgk moi nhu the nao Chuẩn chính tả tiếng Việt mới sẽ thay đổi như thế nào?

Sách giáo khoa mới sẽ có sự thống nhất về chuẩn chính tả trong cách viết tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài, ...

chuan chinh ta tieng viet trong sgk moi nhu the nao PGS Bùi Hiền: ‘Trên mạng người ta còn viết cáo phó tôi’

PGS.TS Bùi Hiền cho biết, dù chịu nhiều áp lực dư luận nhưng không hề có ý định dừng nghiên cứu cải cách chữ viết ...

chuan chinh ta tieng viet trong sgk moi nhu the nao Lý do trẻ em Việt Nam học nói tiếng Anh chưa hiệu quả

Với vốn từ ít, tiếp xúc tiếng Anh chưa nhiều, khó phân biệt các âm không tồn tại trong tiếng Việt, trẻ chưa thể làm ...

chuan chinh ta tieng viet trong sgk moi nhu the nao Biển hiệu tiếng Trung át chữ Việt ở Đà Nẵng: \'Bình thường\'

Các nhà hàng, dịch vụ làm đẹp ven biển Đà Nẵng mà đặc biệt tại quận Sơn Trà các tấm biển hiệu bằng chữ Hàn, ...

chuan chinh ta tieng viet trong sgk moi nhu the nao Cô trò ở Sài Gòn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Dự án "Trong tiếng Việt - Sáng hồn Việt" được cô Trịnh Thị Minh Hương và 150 học sinh trường THPT Phú Nhuận thực hiện ...

/ http://www.doisongphapluat.com