Chủ nhà chém kẻ trộm 61% thương tích: Trộm vào nhà, làm thế nào?

Vụ việc ông chủ cửa hàng tạp hóa chém tên trộm vào nhà với 61% thương tích, bị truy tố tội Giết người đang gây xôn xao.

Thông tin mới nhất, hiện người chủ nhà Lê Minh Phương (50 tuổi, trú tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã bị khởi tố để điều tra về tội Giết người.

chu nha chem ke trom 61 thuong tich trom vao nha lam the nao

Lê Minh Phương-chủ nhà chém kẻ trộm trọng thương.

Nguồn tin từ CA quận Bắc Từ Liêm cho biết, thời điểm cơ quan điều tra có mặt tại hiện trường, Nguyễn Đăng Tùng (15 tuổi, cùng trú tại phường Tây Tựu) nằm tại cửa hiệu tạp hóa của ông Phương trong trạng thái lơ mơ với nhiều thương tích ở đầu, tay.

Tùng bị thương tích tới 61%.

Trước đó, vào 0h15 ngày 23/11, Tùng đột nhập vào nhà ông Phương để trộm đồ nhưng đã bị ông Phương phát hiện và dùng một thanh kiếm sắt đầu nhọn, chuôi bằng gỗ dài 99cm, rộng khoảng 4cm chém loạn xạ.

Người chủ nhà này cho hay, từng nhiều lần bị mất đồ nên rất bức xúc.

Trao đổi với báo Người Đưa Tin, một chuyên gia pháp lý (đề nghị không nêu tên) cho hay, trường hợp này, hành động của ông Phương bị truy tố về tội Giết người là đúng. Trong trường hợp kẻ trộm tấn công lại ông Phương thì ông Phương có quyền phòng vệ chính đáng.

Tuy nhiên, ông Phương đã có những hành động nặng hơn, không tương đương chính vì thế ông Phương phải chịu trách nhiệm về phần không tương đương đó.

So với các trường hợp khác bị truy tố về tội Giết người thì ông Phương có tình tiết giảm nhẹ do hành động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và có thể hành động trong trạng thái tâm lý bị kích động.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, nhiều kẻ trộm có thể vào nhà từ lúc chập choạng tối để chờ tới đêm khuya, khi chủ nhà ngủ say mới hành động. Nhưng thường thì chúng đột nhập vào khoảng 1-5h sáng. Trong người thường mang theo thiết bị phá khóa, dao…

Khi phát hiện có kẻ trộm đột nhập, chủ nhà phải tùy cơ ứng biến, cân nhắc về tương quan giữa mình và kẻ trộm. Nếu trong nhà có nhiều người có sức khỏe thì có thể hô hoán mọi người để cùng nhau bắt kẻ trộm, nộp cho cơ quan chức năng xử lý. Cũng có thể dồn kẻ trộm ra ban công, sân, sân thượng, ra bên ngoài rồi nhanh tay khóa cửa lại, tránh trường hợp kẻ trộm bị dồn vào đường cùng gây ra những hành động tiêu cực, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của các thành viên trong gia đình.

Trường hợp nhóm kẻ trộm gồm nhiều người, mang theo hung khí nguy hiểm trong khi đó nhà có nhiều phụ nữ, trẻ em, người già thì tuyệt đối không nên kêu la hoặc xông vào bắt giữ đối tượng. Trái lại, chủ nhà nên lặng lẽ khóa lại cửa phòng, rồi gọi điện thoại báo cho cơ quan công an đến ứng cứu.

Đa phần kẻ trộm hướng tới tài sản mà không muốn đoạt tính mạng chủ nhà. Nếu chúng hung hãn, chủ nhà nên nghe theo những yêu cầu của chúng rồi sau đó trình báo lên cơ quan công an.

Từ thực tế xét xử nhiều vụ án trộm cắp, giết người do trộm cắp, vị chuyên gia này cho rằng, nguyên tắc luôn là phòng hơn chống. Những hệ thống phòng bị chắc chắn sẽ khiến kẻ trộm cảm thấy nản chí trong việc có ý định thâm nhập. Cửa chính, cửa sổ và tầng tum luôn phòng bị cẩn thận.

Đặc biệt, nhiều gia đình chỉ chú ý tới việc khóa cửa chính mà lơ là tầng tum. Trong khi tầng tum mới chính là nơi mà phần nhiều đối tượng trộm cắp hướng tới khi thâm nhập vào nhà. Vụ Lê Văn Luyện là một điển hình về việc sơ hở tầng tum.

chu nha chem ke trom 61 thuong tich trom vao nha lam the nao Mang án 14 năm vì nghĩ hàng xóm chửi đổng

Cho rằng nữ hàng xóm lườm mình, Đức dùng dao chém chị Hường tổn thương 50% sức khỏe. Sau hành vi này, anh ta lĩnh ...

chu nha chem ke trom 61 thuong tich trom vao nha lam the nao Công an Hà Nội khởi tố vụ người dân đâm chết kẻ trộm chó

Cơ quan công an đã khởi tố vụ án giết người để điều tra việc người dân đâm chết nghi can trộm chó ở huyện ...

/ nguoiduatin.vn