Hàng trăm học sinh tại tỉnh Hậu Giang ngộ độc sau khi uống sữa pha sẵn phát cho trường học. Câu chuyện chất lượng sữa học đường một lần nữa lại được đưa ra.
Chăm sóc trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao tầm vóc. |
Thiếu kinh phí, thiếu cơ chế khuyết khích người thực hiện, khó kiểm soát chất lượng sữa... là những yếu điểm được đưa ra tại nhiều hội thảo về sữa học đường.
Từ tháng 7.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Những khó khăn dẫn đến việc triển khai chậm trễ ngoài kinh phí, nguồn lực triển khai còn vướng nhiều ở khâu kiểm soát chất lượng sữa đưa vào trường học.
Ông Nguyễn Đức Vinh – Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) - thừa nhận: “Một số tỉnh còn sử dụng sữa bột pha lại hoặc các loại sữa không rõ nguồn gốc cho sữa học đường, các trường học rất khó khăn trong việc nhận biết sữa học đường có đạt chuẩn hay không”.
“Địa phương quy định từng trường sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng sữa theo tiêu chuẩn của ngành y tế. Tuy nhiên, nguồn sữa vào trường học hiện rất đa dạng, tiêu chuẩn sữa không rõ ràng nên khó kiểm soát”, ông Vinh nói.
Để giải quyết khó khăn này, ngày 28.9.2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5450/BYTb về Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình sữa học đường. Theo đó, các sản phẩm sữa tươi đã được quy định trong Quy chuẩn quốc gia (QCVN 5-1:2010/BYT) được sử dụng trong chương trình sữa học đường. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là quy định tạm thời. Hiện chương trình sữa học đường đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành nhưng chất lượng nguồn sữa vẫn là bài toán nan giải.
Về phía Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm - đơn vị được giao nhiệm vụ đưa ra tiêu chuẩn và chứng nhận hợp quy với sản phẩm sữa - khẳng định: Thời gian tới sẽ bãi bỏ khái niệm sữa tiệt trùng để thay thế bằng hai khái niệm sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa dạng lỏng (QCVN 5-1:2010/BYT).
Đây là quy chuẩn có khái niệm sữa tiệt trùng dùng để chỉ loại sữa dạng lỏng làm chủ yếu từ sữa bột nhập khẩu, tồn tại trong suốt 5 năm qua, khiến người tiêu dùng Việt Nam không phân biệt được các loại sữa trên thị trường.
Tên gọi này được dùng ghi lên hộp sữa bán ra khiến người dùng lâu nay không phân biệt được đâu là sữa tươi hay pha ra từ sữa bột, ảnh hưởng đến quyền được minh bạch thông tin, thiếu cơ sở lựa chọn đúng sản phẩm.
Bộ Y tế đã xây dựng chuẩn sữa học đường theo hướng sản xuất từ sữa tươi nguyên chất hoặc sữa tươi bổ sung các vi chất dinh dưỡng phù hợp với sự hấp thu của trẻ. Hy vọng sau khi Bộ Y tế ban hành quy chuẩn về sữa học đường, sẽ có chuẩn chung để sữa đủ điều kiện mới vào được trường học.
Sữa Milo cho học sinh uống được pha chế trong nhà trọ
Sau hai ngày xảy ra chuyện học sinh uống sữa miễn phí và đau bụng phải nhập viện, các em điều trị nội trú đã ... |
Vụ học sinh uống Milo nhập viện: 2 loại sữa pha với nhau
Doanh nghiệp nộp hồ sơ cung cấp thức uống miễn phí duy nhất là Milo cho học sinh nhưng khi kiểm tra tại nơi pha ... |
Gần 500 học sinh tiểu học nghi bị ngộ độc sau khi uống sữa
Gần 500 học sinh tiểu học ở Hậu Giang phải nhập viện cấp cứu sau khi uống một loại sữa pha sẵn. |
https://laodong.vn/suc-khoe/chat-luong-sua-hoc-duong-bi-tha-long-572838.ldo