Theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình, thời gian qua việc đặc xá như chúng ta làm hơi bị lạm dụng.
Thảo luận về luật Đặc xá (sửa đổi) sáng nay, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho hay, thời gian vừa qua việc đặc xá như chúng ta làm hơi bị lạm dụng quá, mà yêu cầu nhân đạo, một biện pháp nhân đạo của nhà nước thì mờ hơn với việc nhu cầu giảm tải.
|
|
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình |
Ông Bình dẫn số liệu cho thấy, trong 10 năm chúng ta có 7 đợt đặc xá (trung bình khoảng gần 1,5 năm có một đợt đặc xá), với 85.000 phạm nhân được đặc xá (hơn 10.000 người/đợt).
Theo Chánh án TAND Tối cao, điều này tạo ra sự mâu thuẫn: khi Hội đồng xét xử muốn tăng hình phạt lên 6 tháng hay 1 năm thì sẽ phải họp cân nhắc, thậm chí chịu áp lực rất lớn từ xã hội, nhưng khi đặc xá lại đặc xá với số lượng rất lớn và (miễn chấp hành hình phạt tù) rất nhiều năm.
Ông Bình cho hay, BLHS hiện hành quy định chế định mới là tha tù trước thời hạn, có thể thực hiện hai, ba đợt mỗi năm, phần lớn gắn liền với các ngày lễ trong năm.
“Khác cơ bản là tha tù trước thời hạn, anh bị án 10 năm đã chấp hành 5 năm, sau đó được tha tù trước thời hạn. Trong thời hạn chấp hành ở ngoài nhà tù, anh có vi phạm sẽ lại quay lại nhà tù để chấp hành phần còn lại của bản án. Đặc xá là tha luôn, không phải quay lại”, ông Bình so sánh.
Nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng
ĐB Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hoà) tán thành giữ nguyên quy định của luật hiện hành về 3 thời điểm đặc xá gồm: Nhân sự kiện trọng đại của đất nước, nhân ngày lễ lớn của đất nước và trong trường hợp đặc biệt.
|
|
ĐB Đỗ Ngọc Thịnh. Ảnh: Minh Đạt |
Tuy nhiên, ông đề nghị Chính phủ quy định cụ thể thế nào là sự kiện trọng đại của đất nước, ví dụ ngày bầu cử Quốc hội, ngày Đại hội Đảng toàn quốc có là sự kiện trọng đại của đất nước không?
Theo ông, đối với trường hợp nhân ngày lễ lớn của đất nước nên quy định chỉ đặc xá vào những năm chẵn, nếu đặc xá với những thời điểm ngắn quá sẽ làm mất ý nghĩa của việc đặc xá.
Ông cũng đề nghị không nên áp dụng đặc xá đối với những người bị kết án về một trong các tội như tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, tội khủng bố.
Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) phân tích, theo thống kê của Bộ Công an, trong 10 năm qua có 7 lần đặc xá với gần 87.000 phạm nhân được trả tự do.
Từ con số này, nữ đại biểu cho rằng cần nâng cao chất lượng đặc xá, không chạy theo số lượng lớn như hiện nay để chính sách trên mang ý nghĩa "ân huệ đặc biệt", tránh lạm dụng sự khoan hồng của của nhà nước.
Bày tỏ đồng tình có 3 thời điểm đặc xá, Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cũng đề nghị nên quy định rõ hơn về thời điểm đặc xá mấy năm một lần hoặc một năm một lần đối với hai trường hợp là nhân ngày lễ lớn hoặc sự kiện trọng đại của đất nước, trừ trường hợp đặc biệt.
Về một trong những điều kiện để được đặc xá là bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với tài sản do tham nhũng, ĐB Chính cho rằng, quan điểm này chưa phù hợp.
Theo ông, đối với nhóm tội về tham nhũng và nhóm tội về chiếm đoạt thì một trong những yêu cầu quan trọng nhất là phải thu hồi tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản chiếm đoạt cho người bị hại.
“Nếu chấp nhận phương án thỏa thuận bồi thường thiệt hại hoặc đồng ý bồi thường sau khi đặc xá thì sẽ không khả thi, không thể thu hồi tài sản cho nhà nước, cho tổ chức, cá nhân bị chiếm đoạt, có chăng quy định này chỉ nên áp dụng với một số tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác theo BLHS năm 2015”, ông Chính nói.
Chánh án Nguyễn Hoà Bình lý giải khác nhau giữa tha tù trước thời hạn và đặc xá
Sáng 11/6, Chánh án Nguyễn Hoà Bình lý giải với các đại biểu Quốc hội về sự khác nhau giữa tha tù trước thời hạn ... |
Đại biểu Quốc hội lo ngại chỉ người có tiền mới được đặc xá
Theo ông Đặng Thuần Phong, quy định phạm nhân phải chấp hành xong hình phạt bổ sung mới được xét đặc xá sẽ dẫn đến ... |