Mới đây, trong danh sách của Forbes đã cập nhật thêm danh tính của 2 tỷ phú đô-la mới của Việt Nam, một trong số đó là ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank.
Ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970, quê gốc tại tỉnh TT-Huế nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông có bằng Cử nhân ngành Điện tử tại Đại học Bách khoa Kiev (Ukraine). Ông Hồ Hùng Anh là một trong số những gương mặt thành công của lớp du học sinh Đông Âu thời bấy giờ và nằm trong nhóm "khởi nghiệp tại Đông Âu".
Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, ông Hồ Hùng Anh tấn công lĩnh vực mì gói và tương ớt tại thị trường Nga. Cho tới năm 1990, ông Hồ Hùng Anh bắt đầu buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu. Trong khi đó người bạn thân Đăng Quang về nước và vào làm cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank. (Ảnh: TCB)
Ít lâu sau, ông Hồ Hùng Anh cũng về nước và cùng với Nguyễn Đăng Quang gây dựng lên "đế chế" Masan Group với khởi đầu là Masan Food, một công ty chuyên sản xuất những gói mì ăn liền vào năm 1997.
Từ 1997-2004, ông trở thành Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư Masan, rồi là Tổng Giám đốc Công ty Masan - RUS Trading tại CHLB Nga. Hiện tại, số vốn hóa thị trường của Masan Group đã lên tới hơn 4 tỷ USD.
Không chỉ đầu tư vào mảng thực phẩm, từ năm 1993, ông Nguyễn Đăng Quang đã đầu tư vào ngân hàng Techcombank (Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam), đến năm 1995, ông Hồ Hùng Anh cũng bắt đầu đầu tư vào đây.
Từ 2004 - 2005, ông Hồ Hùng Anh là thành viên HĐQTTechcombank. Hai năm sau đó, ông giữ chức phó chủ tịch thứ nhất tại HĐQT Techcombank.
Từ 2008 đến nay ông làm việc tại Techcombank với cương vị Chủ tịch HĐQT. Trong gian đoạn này, ông Hồ Hùng Anh từ nhiệm toàn bộ chức vụ trong Masan Corp để quay về "toàn tâm toàn ý" với Techcombank.
Giới tài chính Việt Nam đã đồn đoán tới khả năng này từ cuối năm 2018 dù cả ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh đều là những “người nghèo” trên sàn chứng khoán. Gọi hai vị đại gia này là “người nghèo” vì cả hai đều không trực tiếp sở hữu nhiều cổ phiếu.
Phải đến khi cổ phiếu TCB của Techcombank niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, khối tài sản của 2 vị đại gia này mới lộ diện. Hiện tại, ông Hùng Anh nắm giữ hơn 39,3 triệu cổ phiếu Techcombank. Trong khi đó, vợ ông là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy và mẹ ruột ông, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, mỗi người đang sở hữu hơn 174 triệu cổ phiếu Techcombank.
Như vậy, ông Hùng Anh và những người liên quan đang nắm giữ hơn 595 triệu cổ phiếu Techcombank, tương đương với 17% vốn điều lệ ngân hàng này.
Theo một số liệu của Reuters vào năm 2018, gia đình nhà ông Hồ Hùng Anh có thể đang sở hữu số cổ phần trị giá lên tới 1 tỷ USD, gấp hai lần tài sản nhà ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank.
Tính đến cuối tháng 2/2019, Techcombank nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất sàn HoSE với vốn hóa thị trường đạt 97.000 tỷ đồng, qua đó Techcombank đã trở thành ngân hàng hàng đầu trong khối ngân hàng tư nhân.
Qua tính toán của Forbes, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank đang nắm giữ số tài sản trị giá 1,7 tỉ đô la, xếp thứ ba trong danh sách Top5 tỉ phú đô la Việt Nam và đứng thứ 1.349 trên thế giới trong bảng xếp hạng những người giàu nhất năm.
Kylie Jenner - tỷ phú USD khoe vòng ba và thế hệ siêu giàu mới
Kylie Jenner có một "cuộc đời công cộng". Toàn bộ cuộc sống của cô được phơi bày trên một chương trình truyền hình tai tiếng ... |
Đây là mỹ nhân vượt mặt ông chủ Facebook để trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới
Kylie Jenner chính thức trở thành tỷ phú ở tuổi 21, sớm hơn 2 năm so với ông chủ Facebook Mark Zuckerberg. |
Khối tài sản 3,1 tỷ USD của tỷ phú Donald Trump
Giàu thứ 715 thế giới theo danh sách của Forbes, Tổng thống Mỹ sở hữu nhiều bất động sản, thương hiệu cá nhân cùng 140 ... |
Ông chủ Masan trở thành tỷ phú USD khi chỉ sở hữu 15 cổ phiếu?
Có học vị tiến sĩ vật lý nhưng thành tựu lớn nhất của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang không phải trong khoa học mà ở ... |