Nữ sinh lớp 9 ở Kiên Giang dồn bạn vào nhà vệ sinh để đánh, trẻ 4 tuổi dùng gậy đồ chơi đánh bạn đến thâm tím người ở Bắc Giang... những thông tin này khiến nhiều người thực sự lo lắng. Vì bạo lực học đường ngày càng lan rộng, xảy ra ở tất cả các cấp học, kể cả trẻ mầm non.
Nữ sinh dồn bạn vào nhà vệ sinh để đánh hội đồng. Ảnh cắt từ clip.
Mới đây, UBND huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã công bố thông tin chính thức vụ việc bé gái 4 tuổi bị đánh bầm tím khắp thân thể tại Trường mầm non xã Ngọc Sơn gây xôn xao dư luận những ngày qua. Theo đó, cháu L.T.D bị các bạn đánh bởi một chiếc gậy nhựa, chứ không phải do cô giáo đánh.
Cùng với đó, thông tin một nhóm nữ sinh lớp 9 đánh các bạn học lớp 7, rồi quay clip đăng tải trên mạng xã hội cũng khiến nhiều người bức xúc, lo lắng.
Theo bà Bùi Thị An - đại biểu Quốc hội khóa XIII- vấn đề bạo lực học đường thực sự đang ở mức đáng báo động. Nó xảy ra ở các cấp, khi trẻ còn rất nhỏ. Điều này đặt ra câu hỏi: Việc quản lý học sinh ở nhà trường ra sao, dạy kỹ năng cho trẻ thế nào, khi để việc học sinh đánh nhau xảy ra ngay trong phạm vi trường học?
Theo TS Vũ Thu Hương (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), để bạo lực học đường xảy ra, lỗi thuộc về người lớn, cả gia đình chứ không chỉ riêng nhà trường.
"Trẻ con có thể làm đủ các thứ, chỉ có điều các em không ý thức được hành động và mức độ tác hại của hành động đó.
Với vụ việc ở Bắc Giang, bé 4 tuổi đánh bạn không phải vì thù ghét bạn, đơn giản có thể giành đồ chơi của nhau, hoặc với trẻ đơn giản đó chỉ là trêu bạn, một trò vui nào đó” – TS Hương chia sẻ.
Vấn đề là tại sao trẻ con lại nghĩ ra việc cầm gậy để quật vào người bạn chứ không phải dùng tay, hay một trò nào khác để trêu? Hay nữ sinh có thể đánh nhau dã man, TS Hương cho rằng vì trẻ đang bị nhiễm thói quen dùng bạo lực để giải quyết mọi chuyện từ người lớn: “Có thể trong số các em có hành động đánh bạn đã từng chứng kiến cảnh các anh chị lớp lớn xúm lại đánh nhau, hoặc bố mẹ có hành động bạo lực nên học theo.
Đó mới là vấn đề đáng báo động. Bây giờ bạo lực tràn lan khắp nơi. Bố mẹ dạy con bằng đòn roi, đánh con đến nỗi nhập viện, chấn thương sọ não. Người lớn động một tí là đánh cãi nhau, khi trẻ con chứng kiến, sẽ tích tụ lại, đến lúc nào đó các con sẽ bộc lộ ra bằng hành động”.
TS Hương cũng cho rằng, trong vụ việc ở Bắc Giang, các cô đã có lỗi khi bỏ lớp quá lâu, để việc đánh hội đồng xảy ra trong một khoảng thời gian khá dài, nên người cháu bé mới chằng chịt những vết bầm tím như vậy.
Chị cho rằng, gia đình của các cháu có hành động đánh bạn cần phối hợp với nhà trường có biện pháp uốn nắn, dạy dỗ. Nhưng nhất quyết không nên dùng đòn roi để dạy trẻ, bởi như thế sẽ càng gieo bạo lực vào đầu trẻ.
Bảo vệ trẻ em… vẫn nằm trên giấy Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng việc bảo vệ trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất - cơ bản ... |
Liên tiếp xảy ra các vụ bạo hành trẻ em: Ai chịu trách nhiệm? Vụ bạo hành trẻ mầm non của các cô giáo Trường Mầm non Mầm Xanh (TPHCM) khiến dư luận chưa hết bàng hoàng thì vụ ... |