Bi kịch nằm ở chỗ, trong hơn 1,1 nghìn tỉ đồng tổng mức đầu tư của dự án, thì gần 90% là tiền đi vay của nước ngoài. Bản thân Đại học Thủy lợi tự chủ được... 8,63 tỉ đồng.
Khu giảng đường rất to đẹp của Đại học Thủy lợi - Cơ sở Phố Hiến.
Lãnh đạo nhà trường thừa nhận, khu trường hoạt động kém hiệu quả, và tình trạng này chắc chắn sẽ còn tiếp diễn thêm nhiều năm nữa.
Quạnh vắng như chùa bà Đanh
Loay hoay tìm giải pháp
Theo tìm hiểu được biết, dự án đầu tư mở rộng trường ĐH Thủy Lợi được khởi động từ năm 2005, ban đầu đặt tại huyện Chương Mỹ, Hà Tây (cũ). Sau đó, năm 2012, Bộ NNPTNT phê duyệt điều chỉnh chuyển dự án về Khu ĐH Phố Hiến (Tiên Lữ, Hưng Yên).
Năm 2014, dự án được khởi công và rất nhanh, hoàn thành cuối năm 2016, với tổng mức đầu tư là 1.137,35 tỉ đồng. Trong đó, vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 986,103 tỉ đồng; vốn trong nước là 151,23 tỉ đồng; vốn NSNN là 142,61 tỉ đồng và nhà trường chỉ có vỏn vẹn... 8,63 tỉ đồng.
Song song với đó, quá trình giải ngân cũng "thần tốc" không kém. Hiện tại, theo nguồn tin riêng của PV Báo Lao Động, đơn vị Chủ đầu tư đã quyết toán gần như toàn bộ các gói thầu xây lắp chính của dự án.
Vậy nhưng trái lại, việc khai thác cụm trường ngàn tỉ này lại tỏ ra vô cùng ì ạch và kém hiệu quả. Tại thời điểm tháng 5.2018, dù có thể đáp ứng việc dạy và học cho gần 15.000 sinh viên nhưng cả trường chỉ có khoảng… 400 sinh viên.
Đã thế, các em này cũng không phải đến để học văn hóa, mà là học một số chương trình ngoại khóa, chỉ lưu lại một vài tuần rồi lại về trụ sở chính ở Hà Nội…
Tại buổi làm việc với PV Báo Lao Động, GS.TS Trần Viết Ổn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy Lợi - thừa nhận những khó khăn đang diễn ra tại Cơ sở Phố Hiến. Theo lời ông Ổn, nhà trường không lường được mọi việc lại diễn biến theo chiều hướng xấu như vậy.
Theo lời vị lãnh đạo, trước mắt, nhà trường vẫn sẽ bố trí sinh viên xuống Phố Hiến học các lớp ngoại khóa như Quốc phòng, An ninh. Đồng thời sẽ tăng cường liên kết giáo dục, cho thuê cơ sở vật chất, tuyển sinh riêng sinh viên cho Cơ sở Phố Hiến với đầu vào ưu đãi và nhiều đãi ngộ trong quá tình học tập…
Ông này cũng nhận định, với những gì thực tế đã xảy ra, việc khai thác cơ sở Phố Hiến chắc chắn chưa đạt hiệu quả, nhưng cũng nói, có thể từ 5 đến 7 năm nữa, khi các em đã quen dần thì mọi việc sẽ có thể tiến triển tốt hơn...
Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin.
4 khu đất công bỏ hoang trên đoạn đường hơn 1 km ở Sài Gòn
Một đoạn đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân dài hơn 1 km nhưng có đến 4 khu đất rộng hàng nghìn m2 do các ... |
Nhà, đất công tại TP.HCM: Thà bỏ hoang, không trả cho Nhà nước
Vẫn còn nhiều hộ dân không có nhà ở, TP.HCM thiếu mảng xanh... nhưng hàng trăm nhà, đất công trên địa bàn lại bị bỏ ... |
Hoang phế nhà máy giấy ngàn tỉ
UBND tỉnh Quảng Ngãi buộc thu hồi dự án Nhà máy Bột và Giấy Tân Mai, sau khi chủ đầu tư đổ gần 2.000 tỉ ... |
Nhà máy bột giấy hơn 5.000 tỷ đồng nhập máy móc lạc hậu rồi bỏ hoang
Sau 9 năm cấp phép, nhà máy bột và giấy Tân Mai (Quảng Ngãi) có tổng vốn hơn 5.000 tỷ đồng vẫn trong tình trạng ... |