Cấm ghi hình cán bộ tiếp dân: Chưa đúng thì phải sửa...

TS Lê Hồng Sơn- nguyên Cục trưởng Cục KTVB, Bộ Tư pháp cho rằng Quyết định số 12 có nhiều nội dung sai, cần phải điều chỉnh cho đúng.

Để rộng đường dư luận và đảm bảo tính khách quan đa chiều, Báo Đất Việt xin đăng tải ý kiến phân tích, lập luận của ông.

cam ghi hinh can bo tiep dan chua dung thi phai sua

Quy định cấm quay phim, chụp hình CSGT cũng từng gây nhiều tranh cãi. Ảnh: ĐSPL

Thực hiện quy định của Luật tiếp công dân 2013, ngày 03/01/2019, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-UBND quy định Nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân Thành phố. Ngay sau khi được ban hành, công luận lại xôn xao về một số nội dung của nó có dấu hiệu không phù hợp. Nhiều Báo, các chuyên gia, kể cả ĐBQH, một số Luật sư và người dân đã vào cuộc. Trọng tâm mà công luận chú ý là quy định tại Nội quy này yêu cầu người dân “ Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

Có người cho rằng quy định này làm hạn chế quyền công dân. Cũng có người cho rằng quy định này là cần thiết vì họ sợ nội dung được ghi âm, quay phim sẽ vi phạm quyền riêng tư, hoặc sợ bị sử dụng để đẩy lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống với dụng ý xấu đối với cán bộ, công chức…

Tôi thấy cần phải tham gia ý kiến vào vấn đề nóng này để giúp cho việc xác định bản chất và cách thức xử lý vấn đề một cách thấu tình, đạt lý.

1 - Cần nhìn vấn đề từ Luật tiếp công dân và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL):

Luật Tiếp công dân đã xác định một hệ thống thể chế tương đối đầy đủ, đồng bộ về việc khẳng định trách nhiệm và các cơ chế chính sách trong việc tạo điều kiện để Công dân được thực hiện thuận lợi các quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các bộ phận tiếp công dân. Điều 7 Luật quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của người dân khi đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Điều 8 Luật đã quy định rõ về các hành vi bị nghiêm cấm đối với cả công dân lẫn cán bộ, công chức. Điều 9 quy định những trường hợp được từ chối tiếp công dân tại bộ phận tiếp dân.

Nhắc như vậy để thấy các nội dung của Nội quy tại Quyết định số 12/QĐ-UBND đã có quy định lặp lại không chuẩn xác, không đầy đủ các quy định của Luật. Thậm chí, Nội quy đã đưa ra các quy định mới liên quan đến quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân thuộc thẩm quyền của Quốc Hội, ví dụ các quy định nghiêm cấm tại các mục 3, mục 4 của mục I, II và một số mục khác.

Đặc biệt là quy định “ Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp dân” (mục 7.II) đã làm cho công luận chú ý phản biện, thể hiện sự không đồng thuận.

Theo tôi, quy định này là một loại QPPL (QPPL quy định việc thực hiện quyền có điều kiện của công dân). Đã là một loại QPPL liên quan tới quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân thì theo quy định của Hiến pháp 2013 cũng như theo quy định tại Luật ban hành văn bản QPPL 2015, thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Chính quyền địa phương không có quyền này.

Như một số người cho rằng quy định này là cần thiết, thì theo tính chất của nó, cần phải báo cáo Quốc hội xem xét quyết định chứ không thể đưa vào văn bản hành chính cá biệt của thành phố. Vấn đề này liên quan tới Luật ban hành văn bản QPPL và thể thức, thẩm quyền của Quyết định số 12/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội. Căn cứ vào Luật Ban hành văn bản QPPL cũng như quy định của Luật tiếp công dân thì Quyết định số 12 do cá nhân Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành thuộc loại văn bản cá biệt, áp dụng pháp luật.

Loại văn bản cá biệt, áp dụng pháp luật của UBND tỉnh, thành phố hoàn toàn không được đưa ra các quy định mang tính quy phạm pháp luật. Nếu văn bản này có chứa các QPPL như các nội dung mà tôi đã dẫn ở trên thì buộc phải kiểm tra, xử lý cho đúng.

Xét về thể thức của Quyết định số 12, từ số ký hiệu ban hành, tên văn bản, chủ thể ký văn bản đều được thể hiện dưới dạng quyết định cá biệt, áp dụng pháp luật (riêng tại mục Nơi nhận của quyết định này có sự nhầm lẫn, ghi nơi nhận có Cục Kiểm tra văn bản QPPL của Bộ Tư pháp mà các quyết định cá biệt, áp dụng pháp luật không buộc phải gửi đến cơ quan này).

Nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố là văn bản được ban hành kèm theo quyết định số 12 có chứa một số QPPL nêu trên là hoàn toàn không được phép, buộc phải bị xử lý.

cam ghi hinh can bo tiep dan chua dung thi phai sua Cấm ghi hình cán bộ tiếp dân: Khẳng định \'không ngại\'

Trưởng ban tiếp công dân TP Hà Nội khẳng định, với mục đích vì cái chung, các cán bộ tiếp dân không ngại việc công ...

cam ghi hinh can bo tiep dan chua dung thi phai sua Chủ tịch Hà Nội: "Việc ghi hình cán bộ tiếp dân phải thực hiện công khai"

Ông Nguyễn Đức Chung nói các phòng tiếp công dân đều trang bị camera và người dân có thể yêu cầu trích xuất theo quy ...

/ http://baodatviet.vn